Cách chữa trị chứng tiểu buốt và tiểu dắt ở mèo

Sức khoẻ | 29/10/2021

Chứng tiểu buốt và tiểu dắt là hai tình trạng rối loạn ở bàng quang thường gặp ở mèo. Tình trạng này xảy ra sẽ khiến cho mèo của bạn gặp vấn đề trong quá trình đi tiểu. Đồng thời bệnh cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống hằng ngày của mèo. Vậy làm cách nào để có thể nhận biết được mèo đang mắc phải chứng rối loạn này? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Vpet.vn.

Chứng tiểu buốt và tiểu dắt có thể phát triển ở mọi giống mèo

Tiểu buốt ở mèo hay còn được biết đến với cái tên là tiểu khó. Tình trạng này xảy ra khi mèo của bạn có dấu hiệu khó chịu và đau khi đi tiểu. Tiểu dắt là tình trạng mèo đi tiểu một cách thường xuyên và không kiểm soát được. Trong đó, tình trạng tiểu dắt của mèo sẽ khó phát hiện hơn so với tiểu buốt. Vì một số con mèo bình thường cũng có thói quen đi tiểu nhiều lần.

chứng tiểu buốt và tiểu dắt ở mèo

Trong khi niệu đạo và bàng quang của mèo thường có vai trò trong việc giải phóng và lưu trữ nước tiểu trong cơ thể, thì hai rối loạn này lại ảnh hưởng đến đường tiết niệu dưới của mèo. Vì chúng làm hư hại thành bàng quang và cũng kích thích các đầu dây thần kinh ở niệu đạo và bàng quang.

Chứng tiểu buốt và tiểu dắt ở mèo có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Chẳng hạn như: nhiễm trùng bàng quang hoặc các biến chứng ở bộ phận sinh dục. Khi nhận thấy dấu hiệu mèo đi tiểu nhiều lần kèm theo cảm giác khó chịu. Bạn cần liên hệ với bác sĩ thú y để được kiểm tra và điều trị cho mèo.

Rối loạn bàng quang có thể gây ra nhiều vấn đề trong quá trình đi tiểu của mèo

Thông thường, chứng tiểu buốt và tiểu dắt ở mèo thường phát triển những triệu chứng tương tự với các bệnh lý khác, chẳng hạn như táo bón. Do đó, việc phát hiện và chẩn đoán bệnh sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Dưới đây là những triệu chứng biểu hiện cụ thể của mèo khi mắc bệnh mà bạn có thể nhận thấy:

  • Khó chịu

  • Đi tiểu không thoải mái kèm theo cảm giác đau buốt

  • Có máu trong nước tiểu

  • Chỉ thải một lượng nhỏ nước tiểu

  • Không đi tiểu được

  • Đi tiểu không đúng nơi quy định

Ngoài ra, khi mèo mắc phải chứng tiểu buốt và tiểu dắt cũng có thể phát triển các triệu chứng khác như: sốt, nôn mửa, hôn mê, tiêu chảy. Vì thế, trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc mèo, bạn cần theo dõi kỹ lưỡng các biểu hiện bất thường của chúng.

chứng tiểu buốt và tiểu dắt ở mèo

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chứng tiểu buốt và tiểu dắt ở mèo

Các tổn thương ở bàng quang, niệu đạo và tuyến tiền liệt là những nguyên nhân gây ra chứng tiểu buốt và tiểu dắt ở mèo. Các nguyên nhân cụ thể như:

Bộ phận sinh dục

  • Ung thư

  • Viêm âm đạo

  • Dị vật trong bộ phận sinh dục

  • Không có khả năng rút dương vật vào trong vỏ bọc (bệnh paraphimosis)

Bàng quang và niệu đạo

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

  • Ung thư

  • Khối u

  • Sỏi bàng quang

  • Sỏi trong niệu đạo

  • Viêm niệu đạo (viêm niệu đạo)

  • Hẹp (vùng hẹp ở đường tiết niệu sinh dục)

Tuyến tiền liệt

  • Viêm tuyến tiền liệt

  • U nang

  • Áp xe

  • Ung thư

Thăm khám cho tình trạng rối loạn bàng quang ở mèo

Để xác định xem mèo có phát triển chứng tiểu buốt và tiểu dắt hay không, bác sĩ thú y sẽ tiến hành đánh giá toàn diện và kỹ lưỡng sức khỏe cho chúng. Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ thú y sẽ kiểm tra xem mèo của bạn có bị tắc nghẽn đường tiết niệu hay không. Vì tắc nghẽn hoàn toàn đường tiết niệu là một tình trạng cấp cứu y tế và cần được điều trị kịp thời.

Sau khi khám sức khỏe cũng như thu thập tiền sử sức khỏe của mèo. Bác sĩ thú y sẽ chuyển sang thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán. Phân tích nước tiểu rất quan trọng trong việc chẩn đoán các vấn đề tiết niệu. Các bác sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu của viêm đường tiết niệu bằng cách kiểm tra số lượng bạch cầu và protein.

Ngoài ra, phân tích nước tiểu cũng có thể xác định các tinh thể và giúp chẩn đoán sỏi trong bàng quang. Sau đó, các bác sĩ sẽ kiểm tra xem bàng quang của mèo có bị căng phồng hay không. Nếu có, rất có thể bàng quang của mèo đã bị tắc nghẽn.

Chẩn đoán chuyên sâu

Công thức máu hoàn chỉnh (CBC) và hồ sơ sinh hóa cũng sẽ được tiến hành thực hiện. Nhiễm trùng và áp xe đôi khi có thể làm thay đổi đáng kể số lượng bạch cầu trong máu của mèo. Hơn nữa, tình trạng hoạt động của thận và các chất điện giải cũng cần được theo dõi và kiểm tra.

chứng tiểu buốt và tiểu dắt ở mèo

Chụp X-quang bụng có thể phát hiện sự hiện diện của sỏi và khối u. Ngoài ra, bác sĩ thú y có thể đề nghị siêu âm cho mèo. Đồng thời, siêu âm cũng có thể cho phép bác sĩ kiểm tra thận, bàng quang và niệu đạo. Xét nghiệm không xâm lấn này có thể dễ dàng phát hiện sỏi, khối u và các bệnh lý ở tuyến tiền liệt của mèo.

Xử lý chứng tiểu buốt và tiểu dắt ở mèo

Những con mèo phát triển chứng tiểu buốt và tiểu dắt không quá nghiêm trọng và đường tiết niệu dưới không bị tắt nghẽn có thể điều trị ngoại trú. Trường hợp những con mèo bị tắc nghẽn đường tiết niệu dưới cần được nhập viện để điều trị. Bác sĩ thú y sẽ thảo luận với nhau để đưa ra kế hoạch điều trị thích hợp cho mèo. Các liệu trình điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây bệnh cho mèo.

  • Truyền dịch tĩnh mạch

Trong trường hợp bệnh của mèo liên quan đến tình trạng nhiễm trùng hoặc suy thận. Mèo của bạn có thể phải nhập viện để được chăm sóc và điều trị kỹ lưỡng. Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành truyền dịch và chất điện giải qua đường tĩnh mạch cho mèo.

  • Phẫu thuật

Trường hợp mèo xuất hiện các khối u, sỏi hoặc xuất hiện dị vật. Các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu tiến hành phẫu thuật cho mèo. Đôi khi, phẫu thuật có thể được yêu cầu để loại bỏ sỏi, khối u và dị vật được tìm thấy trong bàng quang hoặc niệu đạo.

  • Thuốc

Thuốc chống viêm có thể được sử dụng để giúp điều trị các rối loạn viêm cho mèo. Trong trường hợp nhiễm trùng, mèo có thể sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh. Ngoài ra, một số loại thuốc hóa trị và thuốc chống viêm không steroid có thể được sử dụng cho mèo. Để hỗ trợ loại bỏ các khối u không thể phẫu thuật.

Quá trình hồi phục của mèo khó đi tiểu và thường xuyên đi tiểu

Đối với những con mèo được phát hiện và điều trị chứng tiểu buốt và tiểu dắt sớm, chúng thường có thể hồi phục hoàn toàn. Điều quan trọng là bạn phải tuân theo kế hoạch điều trị do bác sĩ thú y đưa ra. Bất kỳ loại thuốc nào đã được kê đơn nên được thực hiện đúng thời gian và liều lượng mà bác sĩ đã hướng dẫn. Đặc biệt là trường hợp mèo được kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

chứng tiểu buốt và tiểu dắt ở mèo

Ngoài ra, việc ngừng sử dụng thuốc cho mèo trước thời gian quy định có thể làm cho tình trạng nhiễm trùng của mèo tái phát. Thậm chí tình trạng này còn có thể khiến mèo tăng khả năng miễn dịch với thuốc kháng sinh.

Chăm sóc kỹ lưỡng cho mèo phát triển chứng tiểu buốt và tiểu dắt

Bạn nên quan sát kĩ quá trình đi tiểu của mèo sau khi điều trị chứng tiểu buốt và tiểu dắt. Để đảm bảo rằng nước tiểu của mèo được thải ra ngoài đúng cách và không có biến chứng. Để giúp mèo không bị đau hoặc đi tiểu thường xuyên, hãy đảm bảo rằng chúng được cung cấp đầy đủ nước và hộp vệ sinh luôn được giữ sạch sẽ.

Ngoài ra, bạn cần cho mèo hoạt động và tập thể dục thường xuyên. Để giúp chúng có thể duy trì cân nặng hợp lý. Nếu chứng tiểu buốt, tiểu dắt hoặc cả hai đều không cải thiện sau khi điều trị, lúc này bạn cần liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức.

Lời kết

Chứng tiểu buốt và tiểu dắt ở mèo có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó, phương pháp điều trị tình trạng này sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh này. Phát hiện và điều trị sớm sẽ có thể giúp mèo hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Đừng quên đưa mèo đi khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ thú y. Để mèo có thể duy trì được một sức khỏe ổn định.

Xem thêm tại đây:

Thú cưng

Pet Care

Thú cưng

Tổng hợp

Thú cưng

Pet Wiki

Founder của Vpet.vn

Xin chào các bạn! Mình là Nguyễn Minh Tài - CEO đồng thời là người nghiên cứu phát triển hệ thống Vpet.vn. Tất cả nội dung được đăng tải trên Vpet.vn điều được chọn lọc kỹ lưỡng về nội dung và giá trị mang lại đến cho người đọc. Hãy ủng hộ Vpet và các dự án của mình nhé!