Bệnh giun lươn ở mèo và cách điều trị kịp thời

Sức khoẻ | 01/08/2021

Bệnh giun lươn ở mèo là một bệnh nhiễm trùng đường ruột không quấ phổ biến. Được gây ra bởi ký sinh trùng Strongyloides tumefaciens. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp chúng xảy đến với mèo nhà nếu như không được phòng ngừa. Đặc biệt, với khả năng lây truyền sang người. Giun lươn hiện đang là căn bệnh rất nguy hiểm. Để có thể hiểu rõ hơn về bệnh giun lươn ở mèo. Hôm nay, Vpet.vn sẽ cùng bạn tham khảo thêm qua bài viết dưới đây nhé!!!

Các dấu hiệu khi mắc bệnh giun lươn ở mèoCác dấu hiệu khi mắc bệnh giun lươn ở mèo

  • Viêm da, phát ban

  • Ho, viêm phế quản 

  • Tiêu chảy, táo bón. Đặc biệt là ở mèo con mới sinh

  • Có lẫn máu trong phân

  • Phân chứa chất nhầy

  • Đau bụng

  • Chán ăn dẫn đến sụt cân

Khi bệnh phát triển hơn. Mèo có thể bị khó thở, đau cơ, phù thân thể,...

Nguyên nhân gây nên bệnh giun lươn ở mèo

Có một có nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh giun lươn ở mèo như:

  • Mèo của bạn bị nhiễm S.stercoralis do thâm nhập qua da

  • Ăn phải phân bị ô nhiễm

  • Mèo mẹ lây sang mèo con

Những con mèo hay sống trong cũi và lồng thường có nguy cơ mắc bệnh cao. Đặc biệt là khi sống trong khu vực vệ sinh kém, nhiệt độ và độ ẩm cao.

Quá trình lây nhiễm của bệnh

Giun lươn là loài giun rất nhỏ.Chúng chỉ dài 3 - 5cm, hình dáng và kích thước như que tăm. Ấu trùng của giun lươn có tên khoa học là filariform. Từ đất hay phân bệnh, giun lươn có thể xâm nhập vào cơ thể mèo thông qua da hoặc niêm mạc. Sau đó, ấu trùng sẽ di chuyển đến phổi, xâm nhập vào khoang phế nang.

Tiếp đến chúng di chuyển đến phế quản rồi được mèo nuốt xuống dạ dày, ruột non. Ở đây, ấu trùng phát triển thành giun lươn trưởng thành rồi gây nên bệnh. Những con giun cái sẽ thường xuyên gây thủng niêm mạc ruột của mèo. Chúng chui vào sống trong thành ruột rồi gây nên viêm loét tá tràng.

Giun lươn cái sẽ đẻ trứng trong thành ruột mỗi ngày với số lượng khá lớn. Khi trứng nở ra ấu trùng, chúng sẽ chui ra lòng ruột và theo phân ngoài. Tiếp đến là lây lan cho những chú mèo khác. Khiến cho căn bệnh giun lươn ở mèo ngày càng phát triển rộng rãi.

Chẩn đoán của bác sĩChẩn đoán của bác sĩ

Để việc chẩn đoán bệnh giun lươn ở mèo hiệu quả hơn. Bạn cần cung cấp đầy đủ tiền sử bệnh án của mèo cũng như các dấu hiệu khởi phát của căn bệnh cho bác sĩ thú y. Tiếp đến, bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát cho chú mèo của bạn. Khó khăn mà bác sĩ phải đối mặt là phân biệt nguyên nhân gây ra các triệu chứng ở mèo. Có thể là do ký sinh trùng hoặc vi khuẩn, cũng có thể là do virus khác.

Bác sĩ thú y có thể xét nghiệm nuôi cấy mẫu phân của mèo, hoặc thực hiện nội soi đại tràng để có thể xác định nguyên nhân chuẩn xác. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra hoạt động của đại tràng. Vì đây là bộ phận thường có ảnh hưởng và liên quan đến ký sinh trùng S.tumefaciens.

Điều trị bệnh giun lươn ở mèo

Phần lớn mèo bị giun lươn ký sinh đều sẽ được điều trị ngoại trú. Trừ khi bác sĩ cần bổ sung chất lỏng qua tiêm tĩnh mạch để ổn định cho chúng trong trường hợp mất nước. Các loại thuốc thường được chỉ định dùng cho bệnh giun lươn ở mèo là ivermectin và fenbendazole. Chúng có tác dụng chống giun sán, tiêu diệt và loại bỏ ký sinh trùng rất hiệu quả

Trong suốt quá trình điều trị và cả sau khi điều trị kết thúc. Bác sĩ thú y vẫn sẽ kiểm tra phân của mèo hàng tháng, ít nhất là 6 tháng đầu. Để đảm bảo rằng mèo đã hoàn toàn khỏe mạnh và không còn bị giun lươn ký sinh

Chăm sóc mèo bị giun lươn ký sinh

Khi được điều trị tại nhà thì việc chăm sóc thú cưng trở nên vô cùng quan trọng. Bạn cần tuân thủ theo đúng các yêu cầu và quy định mà bác sĩ đưa ra. Cho mèo uống thuốc đúng giờ và liều lượng. Không được tự ý ngưng thuốc hay thay đổi thuốc nếu như không có sự đồng ý của bác sĩ thú y. Bất cứ sự thay đổi nào cũng có thể gây cản trở cho quá trình điều trị và phục hồi của thú cưng.

Chăm sóc mèo bị giun lươn ký sinhKhi mèo bị giun lươn ký sinh thì hệ tiêu hóa của chúng rất kém. Cơ thể của chúng cũng hấp thu được ít dinh dưỡng hơn so với bình thường. Đối với căn bệnh giun lươn ở mèo, bạn cần thiết lập lại một thực đơn mới cho thú cưng. Nhằm bổ sung dinh dưỡng và tăng sức đề kháng để đẩy nhanh quá trình phục hồi cho chúng.

Thực đơn của mèo nên đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin, protein và giàu calo. Bạn phải hạn chế cho mèo sử dụng các thức ăn khô. Vì lúc này, thành ruột của mèo đang bị tổn thương. Các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa được khuyến khích trong trường  hợp này.

Trường hợp mèo bị nôn và tiêu chảy quá nhiều sẽ dẫn đến mất nước nghiêm trọng. Bạn phải luôn đảm bảo cho mèo được bổ sung nước đầy đủ. 

Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi tình trạng bệnh của thú cưng tại nhà. Nếu như nhận thấy chúng có bất cứ sự bất thường nào. Đặc biệt là khi chúng nôn và tiêu chảy liên tục. Hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ thú y để được tư vấn kịp thời. 

Những lưu ý đặc biệt khi chăm sóc mèo tại nhà

Bệnh giun lươn ở mèo là căn bệnh cần được chăm sóc đặc biệt. Mèo cần được nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và sạch sẽ. Tránh cho mèo vận động nhiều. Chuồng, cũi hay chỗ ngủ của mèo cần được vệ sinh mỗi ngày. Cần thiết hãy khử trùng để tránh vi khuẩn lây lan. Phạm vi hoạt động của mèo trong nhà nên được hạn chế và khoanh vùng. 

Bạn nên cách ly hoàn toàn mèo bị bệnh với những vật nuôi khác trong nhà. Đặc biệt khi nhà có trẻ con, bạn nên giữ chúng xa với cá thể mèo bị ốm. Vì đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ em rất yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. 

Trường hợp mèo nhiễm bệnh là mèo mẹ. Chúng có khả năng rất lớn sẽ lây nhiễm sang con của mình trong quá trình chăm sóc. Bạn cần cách ly mèo mẹ và chăm sóc riêng cho con của chúng. Cho đến khi mèo mẹ bình phục hoàn toàn và không có dấu hiệu của giun lươn ký sinh mới cho chúng gần con.

Đối với những sản phẩm dùng để chăm sóc mèo, hay những chất thải do mèo thải ra. Bạn cần phải xử lý sạch sẽ và gọn gàng. Nên cho mèo đi ngoài vào thau cát rồi đem phân xử lý. Tuyệt đối không cho mèo đi ngoài ngoài vườn, trong sân. Để đề phòng vi khuẩn nhiễm vào trong đất gây nên mầm bệnh trong nhà bạn.

Những lưu ý đặc biệt khi chăm sóc mèo tại nhàLúc xử lý phân cần hết sức thận trọng. Nên đeo găng tay và rửa tay, khử trùng sạch sẽ sau mỗi lần xử lý. Thời gian này, bạn nên hạn chế ôm ấp, vuốt ve và thể thể tình cảm với mèo. Tránh để vi khuẩn lây sang người, gây nên các biến chứng nguy hiểm.

Phòng ngừa giun lươn ở mèo

Để phòng ngừa căn bệnh giun lươn ở mèo. Bạn cần để thú cưng của mình tránh xa các tác nhân gây hại. Đặc biệt là lây lan từ mèo bệnh sang mèo khỏe mạnh. Ngoài ra, còn có các cách phòng ngừa khác như:

  • Khi mèo đã đủ tuổi, bạn nên tiến hành tiêm phòng cho chúng đầy đủ.

  • Mỗi năm đưa mèo đi khám định kỳ 2 lần để đảm bảo chúng luôn khỏe mạnh

  • Xổ giun, sán định kỳ

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về căn bệnh giun lươn ở mèo mà Vpte.vn muốn chia sẻ cho bạn. Hy vọng với những thông tin bổ ích này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc cũng như bảo vệ cho thú cưng của mình tốt hơn.

Xem thêm tại đây:

Thú cưng

Pet Care

Thú cưng

Tổng hợp

Thú cưng

Pet Wiki

Founder của Vpet.vn

Xin chào các bạn! Mình là Nguyễn Minh Tài - CEO đồng thời là người nghiên cứu phát triển hệ thống Vpet.vn. Tất cả nội dung được đăng tải trên Vpet.vn điều được chọn lọc kỹ lưỡng về nội dung và giá trị mang lại đến cho người đọc. Hãy ủng hộ Vpet và các dự án của mình nhé!