Ngộ độc ở mèo và những nguyên nhân gây bệnh

Sức khoẻ | 07/09/2021

Ngộ độc ở mèo là một tình trạng y tế nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng ngộ độc cho mèo của bạn. Tuy nhiên, những con mèo bị ngộ độc thường sẽ bị tê liệt, co giật khó thở và dẫn đến tử vong. Đây là căn bệnh có tính chất báo động đỏ mà bạn cần lưu ý. Để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng này ở mèo. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Vpet.vn nhé!!!

Ngộ độc ở mèo là một căn bệnh nguy hiểm

Chất độc, đặc biệt là thuốc diệt côn trùng hoặc thuốc diệt chuột, hoạt động nhanh khi các phân tử gắn vào tế bào máu và lan truyền khắp cơ thể của mèo. Chất độc ảnh hưởng đến cơ thể theo những cách khác nhau tùy thuộc vào thành phần hoạt tính.

ngộ độc ở mèo

Một số chất độc tấn công các tế bào máu, gây chảy máu bên trong. Một số chất độc khác nhắm vào hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến não và tim. Trong khi một số chất độc lại nhắm vào các cơ quan và gây ra những bệnh lý tại đó.

Ngộ độc ở mèo luôn là một tình huống khẩn cấp cần được xử lý càng sớm càng tốt. Ở mèo, tình trạng này thường liên quan đến việc ăn, hấp thụ hoặc hít phải chất độc hại. Thực vật, thuốc men, thuốc diệt côn trùng, hóa chất và thậm chí là thực phẩm của con người đều có thể gây ngộ độc cho mèo.

Nếu chứng kiến ​​mèo tiếp xúc hoặc ăn phải sản phẩm mà bạn biết là độc hại, bạn nên đưa mèo đến cơ sở thú y trước khi chất độc lan ra khắp cơ thể. Mèo bị ngộ độc có thể sẽ bắt đầu chảy nhiều nước bọt từ miệng. Hành vi của chúng có thể thay đổi từ bình tĩnh sang lo lắng hoặc phấn khích. Đồng thời, mèo có thể bắt đầu nôn mửa. Tùy thuộc vào loại độc tố mà mèo mèo có thể nhanh chóng bị sốc, co giật và mất ý thức trong vòng vài giờ.

Ngộ độc có thể khiến mèo tử vong

Các dấu hiệu ngộ độc ở mèo sẽ phụ thuộc vào thành phần hoạt chất có trong độc tố mà chúng  ăn phải. Nhưng phần lớn chất độc sẽ gây suy tiêu hóa, thay đổi thần kinh và các dấu hiệu hô hấp khó khăn. Các triệu chứng có thể xuất hiện ở mèo như:

  • Nôn (có hoặc không có máu)

  • Tiêu chảy (có hoặc không có máu)

  • Tiết nhiều nước bọt

  • Ho khan

  • Thở dốc

  • Hắt xì

  • Thở nhanh

  • Da sưng hoặc viêm

  • Phiền muộn

  • Dáng đi không vững

  • Co giật

  • Hôn mê

  • Thiếu máu

  • Sốt

  • Các dấu hiệu của suy thận, chẳng hạn như tăng cảm giác khát nước

  • Các dấu hiệu của suy gan, chẳng hạn như vàng da

  • Tăng nhịp tim

  • Đau bụng

ngộ độc ở mèo

Ngộ độc ở mèo có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Do tính chất sạch sẽ quá mức của loài mèo, nên nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc ở mèo là liếm phải chất độc bám trên lông. Mèo ăn phải thực phẩm độc hại là nguyên nhân không phổ biến. Trừ khi những chất độc được trộn lẫn với thức ăn của chúng.

Mèo có xu hướng gặm các loại cây trang trí trong nhà. Do đó, đây có thể là nguyên nhân nếu cây đó có chứng thành phần gây độc. Hít phải hóa chất, chẳng hạn như các sản phẩm tẩy rửa, có thể gây ngộ độc cho mèo.

Các loại ngộ độc ở mèo

Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra ngộ độc ở mèo. Bao gồm:

Thuốc diệt côn trùng và thuốc diệt loài gặm nhấm

  • Bả chuột

  • Bả kiến

  • Thuốc trừ sâu

  • Thuốc trừ ốc sên

Hóa chất và sản phẩm gia dụng

  • Chất chống đông hoặc ethylene glycol

  • Phân bón (chứa kali K, phốt pho và nitơ)

  • Sơn chì

  • Chất tẩy trắng

  • Chất tẩy rửa

  • Thuốc khử trùng

Thuốc men

  • Thuốc Tylenol

  • Thuốc chống viêm Ibuprofen

  • Thuốc kháng viêm Aspirin

  • Thuốc chống trầm cảm

  • Thuốc giãn cơ

  • Thuốc ADHD

  • Thuốc ăn kiêng

  • Thuốc điều trị ung thư

Thức ăn

  • Sô cô la

  • Chất làm ngọt nhân tạo

  • Đường làm từ Xylitol

  • Caffe

  • Rượu

  • Tỏi

  • Hành

Thực vật

ngộ độc ở mèo

  • Cây ngũ gia bì chân chim

  • Cây trầu bà vàng

  • Hoa loa kèn

  • Cây thường xuân

  • Hoa cúc

  • Nghệ tây

  • Hoa Amaryllis

  • Hoa Yew

  • Hoa tulip

Thăm khám cho mèo bị ngộ độc

Bác sĩ thú y có thể chẩn đoán tình trạng ngộ độc ở mèo khá nhanh, dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng thể chất. Nếu bạn đã chứng kiến ​​ hoặc nghi ngờ độc tố gây bệnh cho mèo, hãy mang theo hộp, nhãn sản phẩm, giấy gói hoặc mẫu của mặt hàng đó đến văn phòng thú y.

Biết chính xác hoạt chất nào đã gây ra ngộ độc sẽ giúp bác sĩ thú y lựa chọn phương án điều trị. Đồng thời sẽ hỗ trợ mèo của bạn sẽ hồi phục nhanh hơn. Các trường hợp ngộ độc có thể trở gây tử vong cho mèo trong thời gian ngắn. Vì vậy bác sĩ thú y có thể xem xét nhanh tiền sử bệnh của mèo. Sau đó sẽ tiến hành điều trị nhanh chóng.

Xử lý tình trạng ngộ độc ở mèo

Mục tiêu của quá trình điều trị ngộ độc ở mèo là trung hòa chất độc có trong cơ thể của chúng. Để có thể ngăn chặn tình trạng hấp thụ chất độc vào cơ thể của mèo. Đồng thời hỗ trợ cứu chữa cho mèo của bạn. Nếu có thể, hãy cho mèo uống thuốc giải độc dựa trên những gì mèo đã ăn phải. Thuốc giải cũng giúp mèo kiểm soát tình trạng xâm lấn của chất độc trong cơ thể mèo.

Điều trị ngộ độc ở mèo phụ thuộc vào loại độc tố mà mèo hấp thụ phải. Các lựa chọn điều trị phổ biến mà bác sĩ thú y có thể thực hiện bao gồm:

  • Sử dụng ethanol (trong trường hợp ngộ độc chất chống đông)

  • Liệu pháp chất lỏng (để giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể)

  • Thuốc giãn cơ (điều trị cho chứng run cơ)

  • Thuốc chống động kinh

  • Gây nôn cho mèo

  • Than hoạt tính (tác nhân liên kết với chất độc và ngăn không cho cơ thể hấp thụ), được sử dụng trong tình trạng mèo bị chảy máu trong hoặc ăn mòn thực quản

ngộ độc ở mèo

Nếu mèo của bạn gặp khó khăn trong quá trình hô hấp, phải nhanh chóng dùng máu thở để tránh tình trạng mèo bị ngạt.

Quá trình phục hồi của mèo bị ngộ độc

Sức khỏe cho tình trạng ngộ độc ở mèo sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thời gian và độc tố liên quan. Mèo của bạn được chăm sóc y tế càng sớm, thì việc điều trị có thể bắt đầu sớm và càng ít cơ hội để chất độc lan truyền khắp cơ thể. Hỏi bác sĩ thú y về việc ngộ độc ở mèo trong tương lai và tìm ra người bạn nên gọi, cũng như các mẹo tại nhà mà bạn có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Bạn sẽ cần phải quan sát mèo thường xuyên trong quá trình điều trị và phục hồi. Bác sĩ thú y cũng sẽ yêu cầu bạn đưa mèo đi tái khám thường xuyên. Để có thể xác định xem tình trạng của mèo có xấu đi hay không.

Lời kết:

Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin về tình trạng bệnh này ở mèo. Đồng thời sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc các “hoàng thường”. Đừng quên theo dõi Vpet.vn để có thể biết thêm nhiều thông tin về các giống thú cưng trên thế giới nhé!

Xem thêm tại đây:

Thú cưng

Pet Care

Thú cưng

Tổng hợp

Thú cưng

Pet Wiki

Founder của Vpet.vn

Xin chào các bạn! Mình là Nguyễn Minh Tài - CEO đồng thời là người nghiên cứu phát triển hệ thống Vpet.vn. Tất cả nội dung được đăng tải trên Vpet.vn điều được chọn lọc kỹ lưỡng về nội dung và giá trị mang lại đến cho người đọc. Hãy ủng hộ Vpet và các dự án của mình nhé!