Suy tuyến tụy (EPI) - Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mèo

Sức khoẻ | 01/08/2021

Suy tuyến tụy (EPI) là căn bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến ở mèo. Mặc dù chúng không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng của thú cưng. Nhưng chúng sẽ để lại nhiều biến chứng khiến chất lượng cuộc sống của thú cưng giảm sút. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Hôm nay, Vpet.vn sẽ cùng bạn tham khảo thêm thông qua bài viết sau đây nhé!

Suy tuyến tụy (EPI) ở mèo là gì?

Suy tuyến tụy (EPI) là thuật ngữ y khoa miêu tả tình trạng khi tuyến tụy không sản xuất đủ các enzyme tiêu hóa. Tuyến tụy là cơ quan có chức năng sản xuất insulin để điều hòa lượng đường trong máu và các enzyme tiêu hóa nhằm hỗ trợ tiêu hóa tinh bột, chất béo hay protein trong thực phẩm.

EPI có thể ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng chung của mèo cũng như hệ tiêu hóa của chúng. Những biến chứng thường gặp của căn bệnh này là tiêu chảy mãn tính và giảm cân.

Suy tuyến tụy (EPI) ở mèo là gì?Triệu chứng khi mèo bị thiếu enzyme tiêu hóa

Suy tuyến tụy (EPI) có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, suy dinh dưỡng hay hấp thụ chất dinh dưỡng không đúng cách ở cơ thể mèo. Điều này sẽ góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ và vượt mức của vi khuẩn trong ruột.

Các triệu chứng có thể bao gồm như:

  • Tiêu chảy mãn tính

  • Sụt cân. Mặc cho mèo vẫn ăn ngon miệng hay thèm ăn hơn

  • Đi ngoài nhiều phân và thường xuyên xì hơi

  • Một số tình trạng khiến mèo tự ăn phân của nó (Hội chứng ăn phân)

Khi nhận thấy mèo của bạn có các triệu chứng trên. Hãy nhanh chóng đưa chúng đến các cơ sở thú y để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!

Nguyên nhân suy tuyến tụy (EPI) ở mèo

Nguyên nhân có thể dẫn đến suy tuyến tụy (EPI) là do teo các tuyến nang ở tuyến tụy (PAA) vô căn. Các enzyme hỗ trợ tiêu hóa tinh bột, chất béo và protein được sản xuất nhờ các tế bào trong tuyến tụy. Được gọi là tế bào nang ở tuyến tụy. PAA sẽ phát triển khi các tế bào này hoạt động sai cach, do đó dẫn đến tình trạng suy tuyến tụy.

Một nguyên nhân khác cũng phổ biến là viêm tuyến tụy mãn tính. Nguyên nhân này có thể được xem là phổ biến nhất ở mèo. Nếu như viêm tụy mãn tính là nguyên nhân chính. Vậy có khả năng rất cao mèo của bạn cũng sẽ mắc bệnh tiểu đường và cần được điều trị.

Chẩn đoán mèo bị thiếu enzyme tiêu hóa

Bạn cần cung cấp đầy đủ các bệnh án của mèo trước đây cho bác sĩ thú ý. Cũng như các triệu chứng khởi phát của căn bệnh để việc chẩn đoán suy tuyến tụy (EPI) được chuẩn xác hơn.  Một số xét nghiệm chức năng tuyến tụy có thể sẽ được thực hiện nếu các triệu chứng thể hiện quá rõ ràng.

Chẩn đoán mèo bị thiếu enzyme tiêu hóaKhi mèo mắc chứng EPI thì lượng TLI cũng sẽ giảm. Bác sĩ thú y sẽ dùng một mẫu huyết thanh đo lượng trypsinogen hóa học (TLI) thải vào máu từ tuyến tụy. Cách này sẽ giúp bác sĩ thú y quan sát được các vấn đề đang xảy ra trong tuyến tụy. 

Ngoài ra, phân tích nước tiểu và phân cũng có thể được tiến hành. Cùng với đó là một số xét nghiệm khác. Nhiễm trùng hoặc viêm đường tiêu hóa cũng có thể là một trong những vấn đề khác gây ra các triệu chứng tương tự như của suy tuyến tụy (EPI)

Điều trị suy tuyến tụy (EPI) cho mèo

Ngay khi suy tuyến tụy (EPI) được chẩn đoán. Phương pháp điều trị phổ biến nhất của căn bệnh sẽ bao gồm bổ sung chế độ ăn uống cho mèo. Hay bổ sung enzyme tuyến tụy. Các thực phẩm bổ sung enzyme thường có dạng bột và có thể trộn với thức ăn. Ngoài ra, thiếu mèo còi cọc, thiếu chất vì không được chăm nuôi đầy đủ. Chúng có thể sẽ cần bổ sung thêm vitamin.

Việc điều trị bổ sung sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân chính của EPI. Hầu hết các nguyên nhân của bệnh, ví dụ như teo tuyến nang ở tuyến tụy. Không thể chữa trị dứt điểm. Điều này có nghĩa là mèo sẽ cần điều trị và bổ sung enzyme suốt cuộc đời.

Mèo cần phải được theo dõi hàng tuần khi bắt đầu điều trị. Tình trạng tiêu chảy thường sẽ biến mất trong thời gian đầu chữa bệnh. Phân của chúng cũng trở nên bình thường và cân nặng của mèo cũng sẽ được phục hồi. Liều lượng bổ sung enzyme của mèo có thể sẽ được giảm khi sức khỏe và trọng lượng của mèo đã bình phục.

Chăm sóc mèo bị thiếu enzyme tiêu hóa

Khi mèo bị suy tuyến tụy (EPI) được bác sĩ thú y cho phép điều trị ngoại trú. Thì việc chăm sóc sẽ trở nên rất quan trọng. Bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mà bác sĩ đưa ra. Việc phục hồi bằng cách bổ sung enzyme cho mèo qua thực phẩm sẽ được bác sĩ thú y hướng dẫn. Bạn không nên tự ý thay đổi liều lượng enzyme cho mèo. 

Chăm sóc mèo bị thiếu enzyme tiêu hóaTuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong quá trình điều trị. Bất cứ sự thay đổi nào và thuốc và liều lượng enzyme đều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị và phục hồi của thú cưng.

Bạn nên sắp xếp cho mèo một nơi ở thoáng hơn và có nhiều không khí trong lành. Nâng cao chất lượng cuộc sống của mèo để mèo mau chóng bình phục. Bằng cách cho chúng không gian riêng để nghỉ ngơi và thư giãn. Tránh các vận động không cần thiết. Chỉ giữ lại các hoạt động nhẹ như đi bộ, đi dạo mỗi ngày.

Luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của mèo. Nếu sau một tuần được điều trị mà các triệu chứng như tiêu chảy, đi ngoài nhiều,.. vẫn chưa được cải thiện. Bạn cần liên hệ với bác sĩ thú y để được tư vấn và thay đổi phương pháp điều trị. Đối với những chú mèo bị hội chứng ăn phân. Bạn cần dọn sạch sẽ những gì chúng đi ngoài mỗi ngày và cần tiến hành nhanh chóng. Tránh trường hợp mèo ăn lại phân của mình.

Những lưu ý khi chăm sóc mèo tại nhà

Một lưu ý quan trọng khi chăm sóc mèo bị suy tuyến tụy (EPI) tại nhà đó là chế độ dinh dưỡng. Để thúc đẩy quá trình phục hồi, bạn nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng qua thực đơn hàng ngày cho chúng. Những thực phẩm mà mèo nên bổ sung là những thực phẩm giàu vitamin, đạm, protein… 

Bạn nên tránh cho mèo sử dụng các thực phẩm chứa quá nhiều chất xơ và chất béo. Điều này sẽ khiến cho mèo khó tiêu hóa hơn và gây cản trở cho quá trình điều trị. Ngoài ra, bổ sung nước là điều cần thiết đối với mỗi chú mèo bị bệnh. Trường hợp mèo tiêu chảy nhiều, bạn nên cho chúng uống nhiều nước để tránh trường hợp mất nước.

Phòng ngừa suy tuyến tụy (EPI) cho mèoPhòng ngừa suy tuyến tụy (EPI) cho mèo

Tất cả những chú mèo bị suy tuyến tụy (EPI) đều được khuyến cáo là không nên gây giống. Bởi vì tình trạng này có thể di truyền. Vậy nên hầu hết những con vật bị bệnh thường sẽ bị triệt sản để căn bệnh không phát triển.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Vpet.vn muốn chia sẻ cho bạn. Hy vọng với vốn kiến thức này sẽ giúp bạn phần nào trong quá trình chăm sóc thú cưng của mình.

Thú cưng

Pet Care

Thú cưng

Tổng hợp

Thú cưng

Pet Wiki

Founder của Vpet.vn

Xin chào các bạn! Mình là Nguyễn Minh Tài - CEO đồng thời là người nghiên cứu phát triển hệ thống Vpet.vn. Tất cả nội dung được đăng tải trên Vpet.vn điều được chọn lọc kỹ lưỡng về nội dung và giá trị mang lại đến cho người đọc. Hãy ủng hộ Vpet và các dự án của mình nhé!