Từ A - Z về ký sinh trùng đường ruột ở chó

Sức khoẻ | 17/05/2021

Ký sinh trùng đường ruột ở chó là gì? Có những loại ký sinh trùng đường ruột nào? Những biểu hiện nào để biết chó đang nhiễm giun? Là những câu hỏi mà nhiều con sen thắc mắc về sức khỏe của chó nhà mình.

Hôm nay, Vpet.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu những thông tin về ký sinh trùng đường ruột ở chó nhé!!!

Ký sinh trùng đường ruột ở chó là gì?Ký sinh trùng đường ruột ở chó

Thường là giun. 4 loại thường gặp và xuất hiện thường xuyên ở chó là sán dây, sán lá, giun tóc, giun móc và giun tròn. Những loại giun sán này khá đa dạng và phong phú. Có 2 loại bạn có thể nhìn thấy ở trong phân của chó là sán dây và giun tròn.

Kích thước của những ký sinh trùng đường ruột thường rất nhỏ. Bạn chỉ có thể nhìn thấy chúng qua kính hiển vi. Vì thế để có thể xác định chó của bạn có nhiễm sán không thì phải lấy mẫu phân của chúng để phân tích. Và mỗi loại sẽ có mỗi kích cỡ khác nhau. Và ký sinh trùng đường ruột ở chó cũng có thể xuất hiện trong phân hoặc lông chó.

Các loại ký sinh trùng đường ruột ở chó

- Giun tròn

Giun tròn còn được biết đến với tên gọi là roundworms. Những con giun tròn lớn còn được gọi là giun đũa hay tên tiếng anh lad Ascaris. Những con giun đũa này thường khá phổ biến ở chó nhất là những con chó con. Loài nguy hiểm nhất là sán dãi chó. Những con sán này thường gây bệnh ở chó con. Chúng không chỉ có thể lây nhiễm qua người mà còn khiến chúng ta dễ bị nhiễm trùng. Những con sán dãi chó thường chỉ xuất hiện ở những con chó trên 6 tháng tuổi. Và không thường xuyên bắt gặp.

Những con giun tròn này có kích thước khá nhỏ và thường chỉ có thể nhìn thấy chúng bằng kính hiển vi. Một con giun tròn cái trong 1 ngày có thể đẻ ra 200.000 trứng. Chúng thường có thể tìm thấy ở phân hoặc bả nôn của chó. Nếu không can thiệp kịp thời đường ruột của chó sẽ để bị tắc nghẽn và dẫn đến tử vong.

Các loại ký sinh trùng đường ruột ở chóGiun tròn có thể xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi của chó. Ấu trùng của giun tròn thường tích tụ lâu ngày trong cơ thể của chó trưởng thành. Những ấu trùng này sẽ không hoạt động lâu ngày. Đến giai đoạn cuối của thai kỳ chúng sẽ lây nhiễm cho những con chó con trong bụng mẹ.

- Giun tóc

Giun tóc còn có tên tiếng anh là Whipworms. Là giống giun xuất hiện nhiều ở chó trưởng thành. Nơi ở lý tưởng của những con giun tóc là trong manh tràng hay còn gọi là Cecum. Đây được biết là phần đầu tiên trong ruột già của chó. Giun tóc thường không xuất hiện nhiều trong phân. Vì thế khi phân tích mẫu phân bạn sẽ khó tìm ra những dấu viết của giun tóc trong đó.

Giun tóc không mang đến cái chết cho những con chó. Tuy nhiên chúng lại mang đến sự phiền toái cho những con chó. Và có nhiều trường hợp chúng gây ra bệnh lý nặng ở chó. Và bạn phải mang chó của mình đến cơ sở thú y để nhờ sự can thiệp của các chuyên gia. Có rất nhiều loại thuốc trên thị trường để có thể trị giun sán ở chó. Và tùy vào tình trạng bệnh của chó bạn để có thể xác định được loại thuốc phù hợp.

Trứng của giun tóc phải mất đến khoảng 1 tháng để có thể trở thành nhiễm trùng. Nên bạn có thể kiểm soát được giun tóc cho chó nếu vệ sinh tốt. Đặc tính của giun sán là dễ bị khô. Vì thế bạn nên nuôi chó ở môi trường sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát. Để có thể giảm tối đa nguy cơ nhiễm giun tóc ở chó. Vì thế, khi nuôi chó bạn không nên để chúng chơi đùa và sinh hoạt ở nền đất dơ.

- Giun móc

Giun móc có tên tiếng anh là Hookworms. Những con giun móc này có thể gây bệnh cho chó. Nguyên nhân chính gây ra bệnh giun móc là Ancylostoma caninum. Thông thường chúng phát triển mạnh mẽ ở những khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới trên thế giới. Tuy vậy, theo những thống kê thì Ancylostoma caninum được tìm thấy ở khắp thế giới.

Các loại ký sinh trùng đường ruột ở chóSau khi sinh sản, trứng của giun móc được di chuyển qua phân của chó sau 15 – 20 ngày kể từ khi nhiễm bệnh. Sau khi được đọng ở trên mặt đất ấm và ẩm từ 1 – 3 ngày chúng sẽ nở. Nhiễm trùng giun móc có thể do chó ăn hoặc uống phải thực phẩm có chứa Ancylostoma caninum. Ngoài ra có thể nhiễm ấu trùng thông qua da.

Những con giun móc này có kích thước khá mỏng, nhỏ và bám chặt vào thành của ruột non để hút máu. Những con chó bị giun móc do ấu trùng di chuyển trong tử cung của chó. Hoặc chó tiếp xúc với ấu trùng nằm trong phân. Cũng có thể những con chó ăn trứng sau khi trả qua quá trình sinh sản. và cũng tương tự giun tròn. Những con giun móc có thể di truyền từ mẹ sang con hoặc qua tuyến sữa.

Những con giun móc này thường hút máu trong thành ruột non của chó để nuôi sống mình. Nếu nhiễm giun móc nghiêm trọng có thể khiến chó bị tử vong. Những con chó già thường mắc giun sán mãn tính. Vì lúc này sức ăn, sức chịu đựng và trọng lượng những con chó già khá kém. Và nếu chó của bạn bị nhiễm giun móc chúng thường có biểu hiện như sụt cân, chảy máu, thiếu máu hoặc suy nhược cơ thể.

- Sán dây

Sán dây là một trong những ký sinh trùng thường gặp ở chó. Chúng có tên khoa học là Tapeworm. Những con chó bị nhiễm sán dây do ăn bọ chét. Vì những con bọ chét thì nghĩ rằng trứng của sán dây rất ngon. Sán dây được hình thành bởi 1 cái đầu nhỏ và thân mình được cấu thành bởi nhiều đoạn lặp lại. Giống như những cục gạch nhỏ tạo thành thân mình của chúng.

Trung bình, một con sán dây có chiều dài từ 10 – 15 cm và được cấu thành bởi 90 đoạn. Những con chó ăn những loại đồ ăn chế biến sẵn. Và chúng bị hạn chế với việc tiếp cận con mồi trong tự nhiên. Có thể bị nhiễm Dipylidium caninum. Đây là một loại sán dây phổ biến và thường xuất hiện ở chó.

Những con chó khi bị nhiễm sán dây thông thường quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn của chúng diễn ra không bình thường. Chúng dễ bị kích động, khó chịu, lông xù xì, đau bụng và có dấu hiệu tiêu chảy nhẹ. Những con chó nhiễm sán dây ở giai đoạn đầu thường không có nhiều biểu hiện. Tuy nhiên nếu bị lâu ngày nhưng không được can thiệp. Chó dễ có những triệu chứng như co giật, hốc hác và bệnh về lồng ruột.

Những loại thuốc không được kê đơn, thông thường sẽ không chữa khỏi được sán dây. Vì thế, không nên lãng phí tiền bạc và thời gian vào những loại thuốc không kê đơn. Thay vào đó bạn nên đưa chó đến cơ sở thú y. Để có thể tìm ra được phương pháp điều trị hiệu quả.

Để có thể kiểm soát được sán dây ở chó. Đòi hỏi bạn phải có cách phòng ngừa và điều trị. Những con chó được nuôi nhốt nhiều ngày. Không đồng nghĩa với việc chúng không bị nhiễm bệnh. Vì thiết bạn nên kiểm soát bọ chét ở chó. Đây được xem là cách phòng tránh cơ bản nhưng hiệu quả cao. Cùng với đó bạn nên kiểm soát được lượng thức ăn hằng ngày của chó. Nếu chó có dấu hiệu bệnh đang chuyển biến xấu. Bạn nên đưa chó đến cơ sở thú y để chó được các chuyên gia thú y chăm sóc.

- Sán lá

Sán lá còn được biết đến với cái tên như: Flukes hoặc Trematodes. Đây là 1 loại ký sinh trùng lây nhiễm nhiều ở chó. Vòng đời những loại ký sinh trùng này tương đối phức tạp. Và liên quan nhiều đến các vật chủ ở trung gian. Sán lá được chia ra làm 2 loại là sán lá gan và sán đường ruột.

Những con sán ở túi mật và ống mật sẽ gây ra bệnh gan từ nhẹ đến xơ hóa gan ở chó. Hầu như những con sán này sẽ ký sinh trong lá gan của chó. Tuy nhiên những con sán này thường không gây nhiễm trùng cho chó. Nếu chó bị nhiễm trùng nhẹ thì có thể tự khỏi mà không dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu chó của bạn không may bị nhiễm trùng nặng, chúng sẽ dần yếu đi. Và tử vong trong tình trạng bị kiệt sức.

Cách tẩy giun cho chó

Để có thể tẩy giun cho chó hiệu quả. Trước tiên bạn nên xác định rõ loại giun nào đang ký sinh bên trong chó. Vì với mỗi loại giun sẽ có cách tẩy khác nhau. Không phải hầu hết các loại ký sinh trùng bên trong chó đều có thể dùng một phương phát trị liệu. Và cũng không có một con giun nào có thể hoạt động. Mà có thể chống lại hết tất cả ký sinh trùng.

 Cách tẩy giun cho chóBạn có thể mua thuốc tẩy giun ở các hiệu thuốc thú y. Và thực hiện tẩy giun ngay tại nhà cho chó. Với cách này bạn có thể tiết kiệm được chi phí và mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên để có thể chắc chắn bạn có thể đưa chó đến cơ sở thú y. Và nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia thú y.

Cách phòng ngừa các loại ký sinh trùng ở chó

Để phòng ngừa chó khỏi những ký sinh trùng bên trong bạn nên:

- Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, môi trường xung quanh và các vật dụng hằng ngày của chó. Nên dọn dẹp sạch sẽ phân và các hộp cát vệ sinh của chó theo định kỳ. Ít nhất là 1 – 2 lần/ tuần. Nên theo dõi những nơi chó thường đi đến, nhất là nơi công cộng. Vì nơi công cộng là nơi có nguy cơ khiến chó nhiễm các ấu trùng giun đường ruột.

- Nên tẩy giun cho chó đúng định kỳ và tùy theo độ tuổi. Cùng với đó, nên lựa chọn thuốc tẩy giun đúng với loại giun mà chó nhiễm phải. Nhờ vào sự quan sát và mẫu phân mang đi kiểm tra. Khi chó đang sử dụng thuốc đặc trị khác. Bạn không nên sử dụng thuốc tẩy giun. Lúc này bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Để có phương án xử lý thích hợp.

- Nếu bạn đã tẩy giun cho chó đúng định kỳ. Nhưng chó vẫn có dấu hiệu tái nhiễm. Lúc này bạn nên đưa chó đến cơ sở thú y. Để bác sĩ kê đơn thuốc trị giun cho chó xuyên suốt 1 năm. Tuy nhiên bạn nên sử dụng theo toa thuốc được bác sĩ thú y kê đơn. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chó.

Ký sinh trùng bên trong ở chó có thể lây sang người không?

Theo những nghiên cứu của các chuyên gia thú y cho rằng: Ký sinh trùng bên trong ở chó có thể lây sang người. Những loại giun được tìm thấy ở chó được xem là mối nguy hiểm tiềm ẩn. Nhất là đối với con người. Nếu như những ấu trùng giun móc có thể xâm nhập vào da bạn. Chúng có thể gây nên di chuyển ấu trùng da. Nghiêm trọng hơn có thể để lại sẹo ở da của bạn.

Nếu bạn ăn phải trứng của giun đũa. Lúc này chúng có thể gây ra bệnh được mang tên di chuyển ấu trùng đến nội tạng. Lúc này những ấu trùng bạn ăn phải sẽ di chuyển qua thành ruột. Và sau đó xâm nhập vào các mô cơ thể của con người. Và rồi chúng sẽ tăng kích thước nhanh chóng ở mọi nơi chúng có mặt. Hậu quả chúng để lại có thể là các bệnh về mắt.

Ký sinh trùng bên trong ở chó có thể lây sang người không?Những loại ký sinh trùng này xuất hiện nhiều ở trẻ em. Nhất là những con ký sinh trùng đường ruột. Vì trẻ em hay chơi và tiếp xúc gần với chó nơi có phân của chó. Ví dụ như hộp cát vệ sinh. Vì thế bạn nên thực hiện các lời khuyên của bác sĩ. Tuân thủ những nguyên tắc vệ sinh nghiêm ngặt. Nhất là sau khi trẻ em chơi đùa với chó của bạn.

Lời kết

Trên đây là “tất tần tật” những thông tin về ký sinh trùng đường ruột ở chó mà Vpet.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin, kiến thức. Và có thể hỗ trợ bạn trong việc chăm sóc những con thú cưng của mình. Đừng quên để lại câu hỏi dưới phần bình luận nhé. Vpet.vn sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm tại đây:

Thú cưng

Pet Care

Thú cưng

Tổng hợp

Thú cưng

Pet Wiki

Founder của Vpet.vn

Xin chào các bạn! Mình là Nguyễn Minh Tài - CEO đồng thời là người nghiên cứu phát triển hệ thống Vpet.vn. Tất cả nội dung được đăng tải trên Vpet.vn điều được chọn lọc kỹ lưỡng về nội dung và giá trị mang lại đến cho người đọc. Hãy ủng hộ Vpet và các dự án của mình nhé!