Cách sơ cứu khi bị chó dại cắn: Làm gì để tránh lây bệnh dại

Sức khoẻ | 17/05/2021

Bệnh dại được biết đến là một căn bệnh nguy hiểm có khả năng lây nhiễm cho người. Phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh dại cho người đều là bị chó dại cắn. Nhiều người khi bị chó cắn thường lo lắng và hoảng loạn. Trong bài viết này, Vpet.vn sẽ hướng dẫn cho bạn cách sơ cứu khi bị chó dại cắn. Đồng thời, cung cấp cho bạn những biện pháp phòng tránh lây nhiễm bệnh dại.

Làm gì khi bị chó dại cắn

Bị chó cắn là một điều không ai mong muốn. Nhiều người thường rất hoảng loạn khi gặp phải tình huống như vậy. Bạn cần phải bình tĩnh để đưa ra các phán đoán. Trước tiên bạn cần phải xác định chú chó cắn bạn có bị bệnh dại hay không. Chú chó đó có được tiêm phòng bệnh dại hay chưa? Nếu không phải là chó bạn nuôi thì nên nhờ sự giúp đỡ từ chủ của chó hoặc các cơ quan chức năng. 

Làm gì khi bị chó dại cắnBạn nên bình tĩnh kiểm tra vết cắn. Bạn phải bình tĩnh để xem xét vết cắn có làm rách da hay không? Độ nông sâu của vết cắn như thế nào? Chỉ có một vết cắn hay có vết thương nào khác không? Vết cắn ở vị trí nào và có bị kéo dài hay không? Ban nên kiểm tra ngay khi bị chó cắn không nên đợi về nhà hoặc di chuyển đến địa điểm khác. 

Cách ly chú chó để thực hiện quan sát trong vòng 10 ngày. Nếu chó không có bất kỳ biểu hiện của bệnh dại thì bạn có thể yên tâm. Trong tình huống này, bạn có thể lựa chọn tiêm ngừa hoặc không. Nếu chú chó có biểu hiện của bệnh dại thì bạn phải thực hiện tiêm ngừa. Chú ý, tiêm phòng trong thời gian ủ bệnh mới có thể chữa khỏi. Sau thời gian này thì việc điều trị gần như không còn mang lại hiệu quả nữa.

Hướng dẫn sơ cứu khi chó dại cắn 

Khi bị một chú chó cắn bất ngờ thì bạn nên thực hiện các bước sơ cứu như sau:

Trường hợp chó cắn không bị dại 

Trong trường hợp này, bạn cần bình tĩnh để đưa ra các phán đoán. Bạn phải xem xét về thương như vừa đề cập ở trên. Sau đó thực hiện các bước sơ cứu như sau:

  • Quan sát xung quanh vết thương, làm sạch vùng miệng vết thương bằng nước ấm hoặc xà phòng. Việc này cũng giúp cho vết thương được khử khuẩn và đảm bảo không bị nhiễm trùng. 

  • Thực hiện việc cầm máu nếu vết cắn bị chảy máu. Bạn có thể sử dụng băng gạc hoặc vải sạch phủ lên vết thương. Thực hiện việc ấn xuống nhẹ nhàng để máu được cầm lại. 

  • Sau đó, bạn nên nhờ người đưa đến cơ sở y tế để có chẩn đoán chính xác. Trong quá trình di chuyển, bạn nên tránh vận động mạnh.

Phòng tránh bệnh dại cho người

Trường hợp chó cắn bị bệnh dại

  • Thực hiện việc làm sạch cho vết cắn bằng xà phòng hoặc nước ấm. Thực hiện bôi thuốc khử trùng quanh miệng vết thương để đảm bảo khử khuẩn. 

  • Bạn không vận động mà nhờ người thân hoặc xe cấp cứu để di chuyển đến bệnh viện. Bạn cần được thực hiện tiêm phòng ngay để tránh sự di chuyển của virus lên trung tâm thần kinh. Nếu bạn để lâu thì virus xâm nhập vào não bộ. Lúc này việc tiêm phòng không còn tác dụng gì nữa.

  • Trường hợp không biết chó cắn có bị bệnh hay không

  • Bạn cần phải xác định vị trí của vết cắn có gần trung tâm thần kinh hay không. Nếu vết cắn nhẹ và xa não bộ thì bạn chưa cần phải đi tiêm phòng ngay. Bạn thực hiện vệ sinh khử khuẩn cho vết thương như trên. Sau đó thực hiện cách ly 15 ngày chú chó và quan sát

  • Nếu chú chó không có biểu hiện các triệu chứng của bệnh dại thì bạn có thể yên tâm. Trường hợp này, bạn không cần đi tiêm ngừa. Nếu trong thời gian cách ly, chó phát dại thì bạn nên đi tiêm phòng ngay lập tức. 

Một số lưu ý khi bị chó cắn

Khi bị chó cắn , không cần biết chó có bị bệnh dại hay không, bạn cũng nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Theo dõi và quan sát xem vết cắn có bị nhiễm trùng hay không. Đến khi vết  thương đã được điều trị lành hoàn toàn thì mới chắc chắn. Khi bạn có bất kỳ triệu chứng sốt, đau nào cũng nên báo ngay cho bác sĩ. 

  • Bạn phải thực hiện tiêm phòng bệnh dại khi vết cắn ở các vị trí nguy hiểm. Có thể kể đến như: vùng đầu, cổ, bộ phận sinh dục, các đầu dây thần kinh.

  • Những chú chó khi cắn xong thì tử vong ngay lập tức.

Cách phòng tránh lây bệnh dại

  • Phòng tránh bệnh dại cho chó 

Thực hiện tiêm phòng vacxin định kỳ cho chó để bảo đảm cho scos khả năng phòng ngừa bệnh dại. Nếu là chó con thì khi được 3 tháng thì nên đưa chó đi tiêm phòng. Một năm sau thì thực hiện tiêm phòng lại. Sau đó thì 3 năm thực hiện tiêm phòng một lần.  

Phòng tránh bệnh dại cho ngườiKhông gian sinh hoạt của chó nên được vệ sinh và khử khuẩn sạch sẽ. Những vật dụng của chúng nên được rữa kỹ và vệ sinh thường xuyên. Nên hạn chế chó tiếp xúc với những loài chó khác không rõ nguồn gốc. Nếu có tiếp xúc thì nên mang rọ mõm và khử khuẩn. 

  • Phòng tránh bệnh dại cho người

Cập nhật diễn biến và các triệu chứng của bệnh dại ở người. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ khi phát hiện các triệu chứng của bệnh dại. Hạn chế tiếp xúc với những con vật có khả năng lây bệnh dại. Khi vệ sinh dụng cụ hoặc đồ dùng sinh hoạt của chó nên mang bao tay. 

Lời kết

Khi bị chó cắn thì bạn nên bình tĩnh để xem xét tình hình. Tùy vào thực tế mà bạn nên có những cách xử lý cho phù hợp. Hy vọng những thông tin mà Vpet.vn cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. 

Xem thêm tại đây:

Thú cưng

Pet Care

Thú cưng

Tổng hợp

Thú cưng

Pet Wiki

Founder của Vpet.vn

Xin chào các bạn! Mình là Nguyễn Minh Tài - CEO đồng thời là người nghiên cứu phát triển hệ thống Vpet.vn. Tất cả nội dung được đăng tải trên Vpet.vn điều được chọn lọc kỹ lưỡng về nội dung và giá trị mang lại đến cho người đọc. Hãy ủng hộ Vpet và các dự án của mình nhé!