Nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó cắn

Sức khoẻ | 17/05/2021

Bệnh dại là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm không những ở chó mà còn cực kỳ nguy hiểm đối với người. Rất nhiều trường hợp người bị chó dại cắn sau đó bị tử vong. Có nhiều người không biết hết sự nguy hiểm của bệnh dại. Chính vì vậy, nên không có cách phòng tránh hiệu quả. Trong bài viết này, Vpet.vn sẽ cung cấp cho bạn thông tin về căn bệnh này.

Bệnh dại là một căn bệnh truyền nhiễm

Bệnh dại là một căn bệnh được lây từ động vật sang người. Hầu hết trường hợp lây nhiễm đều là bị động vật cắn, trong đó chó chiếm tỷ lệ cao nhất. Virus dại trong cơ thể của chó thông qua vết cắn sẽ xâm nhập vào cơ thể của người. Chúng sẽ di chuyển theo các dây thần kinh để tiếp cận não. Sau khi đầu độc trung ương thần kinh thì virus đi ngược lại các dây thần kinh đến các bộ phận của cơ thể. Tại các bộ phận thì virus tiết ra độc tố khiến chúng bị suy yếu và mất chức năng. 

Bệnh dại là một căn bệnh truyền nhiễmKhi bị chó dại cắn mà không điều trị kịp thời thì sẽ bị tử vong. Phần lớn độ tuổi tử vong đều là trẻ em và người già. Chi phí điều trị bệnh dại cũng tương đối cao vì vậy phòng tránh vẫn được cho là phương pháp tốt nhất. 

Phân loại bệnh dại ở người

Tương tự như chó bị bệnh dại, khi bị chó dại cắn thì người cũng xuất hiện hai thể:

  • Thể dại kích động:

Khi người bị dại ở thể này thường biểu hiện thái quá các trạng thái cảm xúc và hành động. Đôi khi một tác nhân nhỏ cũng khiến cho người bệnh kích động. Phần lớn người bệnh thường sẽ sợ gió. Khi bị bệnh ở thể này thì bệnh nhân sẽ tử vong sau 3 - 5 ngày. 

  • Thể dại câm:

So với thể kích động thì người mắc bệnh thể dại câm có ít lệ thấp hơn rất nhiều. Thời gian bị bệnh của người bệnh cũng kéo dài hơn. Những triệu chứng của bệnh không được chẩn đoán chính xác. Các cơ quan trong cơ thể của chó bắt đầu suy yếu và mất dần chức năng. Sau một thời gian, khi các cơ quan của chó bị mất hoàn toàn chức năng thì chó sẽ tử vong. 

Nguyên nhân bị bệnh dại 

Phần lớn bệnh dại ở người đều là là bị lây nhiễm từ động vật. Chủ yếu virus dại đi vào cơ thể của người thông qua vết cắn của chó. Bị chó dại vắn là nguyên nhân chủ yếu khiến người bị bệnh dại. Nghiên cứu cho thấy hơn 95% người bị bệnh dại đều bị chó dại cắn. 

Virus dại còn có thể lây truyền vào cơ thể người thông các vật dẫn trung gian. Virus dại tồn tại trong nước bọt của chó có thể bám vào các vật dụng khi chó sinh hoạt. Khi người tiếp xúc vào những vật dụng này thì vô tình sẽ cho virus xâm nhập vào cơ thể. Virus dại cũng tồn tại trong không khí nên người có thể hít phải virus dại. Một số nghiên cứu cho rằng, virus dại cũng có tồn tại trong các loại thịt sống. Khi con người ăn phải các loại thịt này thì cũng bị mắc bệnh. Tuy nhiên, có xác nhận chính xác nào cho cơ sở này. Chính vì vậy, nguyên nhân chính hiện nay gây ra bệnh dại ở người vẫn là chó dại cắn.

Nguyên nhân bị bệnh dại Cách xử lý khi bị chó cắn

Khi bị chó cắn bạn cần phải bình tĩnh. Ban nên hạn chế vận động để virus không di chuyển đến các vị trí tiếp theo. Bạn cần xác định xem chó khi cắn bạn có bị dại hay không:

-         Nếu chú chó không bị bệnh dại:

Trong một vài trường hợp, vì kích động hoặc tự vệ mà một chú chó khỏe mạnh sẽ cắn bạn. Chú chó cần được quan sát trong vòng 8 - 12 ngày để xác định có bị bệnh dại hay không. Nếu chú chó vẫn khỏe mạnh và không có dấu hiệu bị bệnh thì bạn không cần tiêm phòng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

-         Nếu chú chó bị bệnh dại:

Khi bị chó cắn và bạn biết đó là chó bị bệnh dại thì việc đầu tiên là không được vận động. Bạn cần rửa vết thương nhanh chóng bằng xà phòng. Đây là điều các bác sĩ khuyên bạn nên làm. Sau đó, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được tiêm ngừa bệnh dại. Vì khi bị chó dại cắn, bạn sẽ có một thời gian ủ bệnh. Đây chính là giai đoạn quyết định khả năng chữa trị cho bạn.

Chẩn đoán bệnh dại khi bị chó cắn

Bệnh dại là một căn bệnh nguy hiểm tuy nhiên lại không có công cụ chuẩn đoán chính xác. Nếu bệnh nhân có những biểu hiện rõ ràng của bệnh thì dễ chẩn đoán. Tuy nhiên khi đến giai đoạn này thì khả năng điều trị cho bệnh nhanh là rất thấp. Một số biện pháp thường được sử dụng như:

  • Nuôi cấy bệnh phẩm vào não chuột để phân lập virus dại.

  • Thực hiện phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp: phương pháp này được dùng để phát hiện kháng thể lgG và lgM. Bác sĩ có thể đánh giá được khả năng miễn dịch của người bệnh. Từ đó đưa ra kết luận có cần tiêm vaccine hay không.

  • Sử dụng phương pháp PRC: thông qua các đánh giá, phân tích nước bột và mảnh sinh thiết. Bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá ADN đặc hiệu để xác định bệnh. Đây là một phương pháp mới và được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây.

Điều trị khi bị chó cắn

Như vừa đề cập, bệnh dại ở người khi bị chó cắn có thời gian ủ bệnh. Đây chính là khoảng thời gian quý báu để điều trị bệnh. Sau khoảng thời gian này thì người bệnh không thể chữa trị được nữa. Các biện pháp điều trị đều không mang lại hiệu quả cao và bệnh nhân tử vong sau một thời gian điều trị. Tốt nhất là nên đến cơ sở y tế ngay khi bị chó cắn để có biện pháp điều trị kịp thời. 

Điều trị khi bị chó cắnHiện nay, tiêm ngừa bệnh dại là cách duy nhất để cứu sống  người bệnh khi bị chó cắn. Thuốc tiêm ngừa bệnh dại hiện nay có hai loại:

  • Thuốc Globulin: đây là loại thuốc tiêm có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của virus dại. Đây là một loại thuốc có tác dụng nhanh và được sử dụng khi người bệnh bị cắn nghiêm trọng. Bên cạnh công dụng ngăn bệnh dại thì thuốc còn có một số tác dụng phụ. Đay là thuốc liều cao nên người bệnh sẽ bị nóng trong người. Một vài người có thể bị kiềm chế sự phát triển của cơ thể. 

  • Vaccine phòng bệnh dại: đây là thuốc được tiêm để phòng ngừa bệnh dại. Vaccine giúp cơ thể tạo ra các kháng thể nhận biết và chống lại sự xâm nhập của virus dại. 

Lời kết

Bệnh dại là một căn bệnh nguy hiểm nên khi bị chó cắn nhiều người sẽ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, nếu chú chó cắn bạn không bị bệnh dại thì bạn không cần quá lo lắng. Vì khả năng cao bạn sẽ không bị bệnh dai. Bạn có thể đến cơ sở y tế để kiểm tra để chắc chắn. Trường hợp, chú chó cắn bạn bị bệnh dại thì bạn nên làm theo những gì Vpet.vn vừa cung cấp. Bạn nên thật bình tĩnh để xử lý, không nên hoảng loạn. 

Xem thêm tại đây:

Thú cưng

Pet Care

Thú cưng

Tổng hợp

Thú cưng

Pet Wiki

Founder của Vpet.vn

Xin chào các bạn! Mình là Nguyễn Minh Tài - CEO đồng thời là người nghiên cứu phát triển hệ thống Vpet.vn. Tất cả nội dung được đăng tải trên Vpet.vn điều được chọn lọc kỹ lưỡng về nội dung và giá trị mang lại đến cho người đọc. Hãy ủng hộ Vpet và các dự án của mình nhé!