Nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết ở mèo là gì?

Sức khoẻ | 06/09/2021

Nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết ở mèo là tình trạng rất nguy hiểm. Nếu mèo không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Hãy cùng Vpet.vn tìm hiểu về căn bệnh nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết thông qua bài viết dưới đây nhé!!!

Nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết ở mèo xảy ra khi nào?

Nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết hay còn gọi là nhiễm trùng vi khuẩn trong máu ở mèo. Tình trạng này xảy ra khi có sự xuất hiện của các vi khuẩn trong máu và số lượng của nó ngày càng gia tăng. Tức là các vi khuẩn này đã trở nên có hệ thống, lan rộng khắp cơ thể.

Nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết ở mèo xảy ra khi nào?Tình trạng này còn có thể được nhắc đến khi như mèo bị ngộ độc máu hoặc sốt nhiễm trùng. Căn bệnh này sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu mèo có các triệu chứng như huyết áp thấp, nhiệt độ cơ thể tăng cao… Nếu không kịp thời chữa trị có thể gây ra tử vong cho mèo.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể gây ra sốc nhiễm trùng. Khi đó, việc chữa trị nỗ lực như thế nào cũng không thể cứu chữa cho mèo được nữa.

Triệu chứng nhiễm trùng vi khuẩn trong máu ở mèo

Dưới đây là một số dấu hiệu về nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết ở mèo:

  • Nhịp tim nhanh

  • Có tiếng thổi ở tim

  • Các bệnh liên quan đến đường hô hấp

  • Ớn lạnh

  • Sốt

  • Hôn mê

  • Trầm cảm

Dưới đây là những lưu ý về các triệu chứng:

  • Nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết có thể phát triển rất chậm hoặc đột ngột

  • Các dấu hiệu có thể thay đổi hoặc liên quan đến nhiều hệ thống khác trong cơ thể

  • Thường bị nhầm lẫn với các dấu hiệu và triệu chứng của các bệnh tự miễn dịch khác

  • Các triệu chứng lâm sàng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu có liên quan đến các sinh vật gram âm

Nguyên nhân mèo bị nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết 

Nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết ở mèo thường là do các mầm bệnh từ vi khuẩn, virus, vi sinh vật gây ra. Trong đó, vi khuẩn gram âm là nguyên nhân khá phổ biến. Các vi khuẩn gram âm này thường là họ vi khuẩn đường ruột có tên là salmonella và enterobacteriaceae.

Các loại nhiễm trùng này có thể gây ra rất nhiều bệnh tật cho mèo. Các yếu tố gây nguy hại có thể bao gồm tình trạng sức khỏe hiện tại của thú cưng. Ví dụ như bệnh đái tháo đường, các bệnh suy thận, suy gan…

Những chú mèo có hệ miễn dịch yếu, bị nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường tiết niệu là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Bất kì nguyên nhân nào khiến mèo bị suy yếu hệ miễn dịch đều có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh cho mèo.

Nguyên nhân mèo bị nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết Chẩn đoán của bác sĩ thú y về nhiễm trùng máu ở mèo

Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm có bản để chẩn đoán nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết cho mèo. Xét nghiệm máu hoàn chỉnh bao gồm xét nghiệm hóa học máu, xét nghiệm số lượng máu và phân tích nước tiểu.

Những xét nghiệm trên còn góp phần giúp bác sĩ thú y phát hiện ra các bệnh đồng thời cũng như loại trừ các yếu tố không liên quan đến bệnh. Các chẩn đoán thay thế cho các triệu chứng có thể bao gồm các bệnh như:

  • Viêm tuyến giáp

  • Lupus ban đỏ hệ thống

Ngoài ra, để phát hiện các tổn thương bên trong cơ thể hoặc các áp xe. Bác sĩ thú y sẽ tiến hành chụp X-quang cho mèo. Nếu mèo thực sự đang bị nhiễm trùng huyết do các vết thương bên trong cơ thể gây nên. Hình ảnh X-quang sẽ thể hiện một cách chi tiết nhất.

Điều trị nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết ở mèo

Để điều trị nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết ở mèo diễn ra thuận lợi. Bác sĩ thú y cần có được kết quả chẩn đoán chính xác và nhanh chóng, Nhằm giúp mèo kịp thời được điều trị và can thiệp y tế tích cực. Thời gian tiếp nhận điều trị của mèo mang tầm quan trọng rất lớn trong quá trình điều bệnh. Tức là mèo cần được điều trị càng nhanh càng tốt. Nếu thời gian trị bệnh bị kéo dài, mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ tăng cao hơn.

Huyết áp thấp là biến chứng thường xảy ra nhất đối với bệnh này. Các biến chứng khác sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh như: lượng đường trong máu thấp, mất cân bằng điện giải,… Nhiễm trùng cũng là hệ quả khá phổ biến. Ngoài ra, điều trị áp xe cũng là điều cần thiết nếu mèo bị nhiễm khuẩn dưới da.

Phương pháp hỗ trợ dinh dưỡng cho mèo là rất quan trọng vì nó cần được bổ sung dinh dưỡng để cải thiện tình hình sức khỏe. Trong trường hợp mèo không thể tự ăn được. Nó cần phải sử dụng ống truyền tĩnh mạch để truyền dinh dưỡng cho đến khi ổn định và tự ăn được.

Điều trị nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết ở mèoBác sĩ thú y sẽ kê toa thuốc để giúp mèo kiểm soát các triệu chứng và cải thiện sức khỏe. Bao gồm các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống vi trùng, thuốc kháng sinh chuyên biệt. Trong đó, thuốc kháng sinh chuyên biệt rất khác với các loại kháng sinh thông thường. Nó được kê toa có lựa chọn để phù hợp với từng loại nhiễm trùng khác nhau.

Chăm sóc mèo bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn máu

Mèo bị nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết cần được quan sát và theo dõi chặt chẽ tại nhà. Dùng thuốc cho mèo đúng theo chỉ định của bác sĩ thú y. Tránh các trường hợp lạm dụng thuốc khiến cho mèo bị sốc thuốc, dư thừa thuốc dẫn đến các tình trạng xuất hiện tác dụng phụ.

Thiết lập lại thực đơn mới cho mèo hoàn toàn. Bác sĩ thú y sẽ trao đổi với bạn về thực đơn mới mà mèo cần áp dụng. Bổ sung dinh dưỡng là một trong những bước quan trọng, cơ bản và cần thiết. Nhằm giúp mèo nâng cao đề kháng, đẩy lùi các vi khuẩn bệnh tật

Các trường hợp cần lưu ý khi chăm sóc mèo tại nhà

Trong suốt quá trình chăm sóc tại nhà. Bạn cần lưu ý khi thấy mèo của mình xuất hiện các hiện tượng như sốc, sốt, co giật hay hạ huyết áp. Khi mèo bị nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết bị mất cân bằng điện giải, huyết áp thấp. Khả năng rất cao là chúng chuẩn bị phải đối mặt với các trường hợp nguy hiểm đến tính mạng.

Đây đều là các trường hợp rất khẩn cấp và cần được can thiệp y khoa nhanh chóng. Bạn cần phải liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức và kịp thời đưa mèo đến bệnh viện để được ổn định tình hình. Nếu kéo dài, mèo có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Các trường hợp cần lưu ý khi chăm sóc mèo tại nhàLời kết

Hy vọng thông qua những chia sẻ trên của Vpet.vn. Bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn trong quá trình chăm sóc thú cưng của mình!!!!

Xem thêm tại đây:

Thú cưng

Pet Care

Thú cưng

Tổng hợp

Thú cưng

Pet Wiki

Founder của Vpet.vn

Xin chào các bạn! Mình là Nguyễn Minh Tài - CEO đồng thời là người nghiên cứu phát triển hệ thống Vpet.vn. Tất cả nội dung được đăng tải trên Vpet.vn điều được chọn lọc kỹ lưỡng về nội dung và giá trị mang lại đến cho người đọc. Hãy ủng hộ Vpet và các dự án của mình nhé!