Bệnh tiểu đường ở mèo và hướng điều trị

Sức khoẻ | 05/09/2021

Tiểu đường ở mèo là căn bệnh nội tiết khá phổ biến. Phần lớn nguyên nhân của bệnh là do thói quen ăn uống và sinh hoạt kém khoa học. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách điều trị của bệnh tiểu đường, bạn hãy cùng Vpet.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Bệnh tiểu đường ở mèo có chứng rối loạn nội tiết

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh có chứng rối loạn nội tiết do thiếu hụt insulin tuyệt đối hoặc tương đối gây ra. Insulin là một loại hormone được sản sinh nhờ tuyến tụy. Chúng được giải phóng vào các tế bào để được đáp ứng với việc chuyển hóa và tiêu hóa carbohydrate thành glucose có trong máu. Những thức ăn trong cơ thể sẽ được tiêu hóa và phá vỡ để trở thành dạng đường – glucose. Nhằm giúp cơ thể duy trì năng lượng. Insulin sẽ kích hoạt gan và cơ bắp lấy glucose từ các tế bào máu và sẽ chuyển hóa nó thành năng lượng

Bệnh tiểu đường ở mèo có chứng rối loạn nội tiếtThức ăn sau khi nạp vào cơ thể sẽ được chuyển hóa để cơ thể dễ tiêu hóa và sử dụng thức ăn cho việc tăng trưởng và tái tạo năng lượng. Quá trình này sẽ phụ thuộc nhiều vào lượng insulin mà cơ thể có để thực hiện.

Những chú mèo bị bệnh béo phì và mèo đực có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Hầu hết tiểu đường được phát hiện ở những chú mèo trong giai đoạn trưởng thành và đến già. Tuy nhiên, nó vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Phân loại bệnh tiểu đường ở mèo

Đối với bệnh tiểu đường, có thể có sự thiếu hụt insulin một cách tuyệt đối được gọi là loại I. Loại II có tên gọi là kháng insulin, miêu tả tình trạng tế bào cơ thể không thể đáp ứng insulin một cách phù hợp. Cả hai tình trạng này đều ngăn các cơ quan chuyển hóa glucose thành năng lượng cho cơ thể. Dẫn đến tình trạng dư thừa glucose trong máu. Dư thừa đường huyết hay còn gọi là tăng đường huyết.

Loại I chỉ xảy ra khi cơ thể hoàn toàn không sản sinh insulin. Trường hợp này ít xảy ra hơn so với loại II. Tuy nhiên, trường hợp mèo mắc bệnh tiểu đường loại II nhưng không được điều trị sẽ dần phát triển thành loại I.

Loại II còn có tên gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin. Trường hợp này chỉ xảy ra khi cơ thể tạo ra insulin nhưng cơ thể lại không phản ứng với loại insulin đó. Tuy nhiên, loại insulin này không hoàn toàn vô dụng, cơ thể mèo vẫn cần chúng để duy trì được mức đường huyết bình thường.

Các dấu hiệu bị tiểu đường ở mèo

Khi mèo bị bệnh tiểu đường sẽ có các triệu chứng sau:

  • Béo phì

  • Thường xuyên khát

  • Đi tiểu nhiều

  • Chán ăn

  • Sụt cân

  • Hao mòn cơ bắp lưng

  • Hai chi sau yếu

  • Lông thường có dầu và gàu

  • Gan to

  • Da vàng

  • Lờ phờ, kém linh hoạt

  • Nhiễm toan ceton do sự phân hủy chất béo và protein trong gan để đáp ứng với tình trạng thiếu hụt insulin. Tình trạng này có thể khiến mèo bị trầm cảm, nôn mửa, hôn mê. Thậm chí là tử vong

Những lý do khiến mèo bị rối loạn nội tiết do thiếu hụt insulin

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường ở mèo khá đa dạng. Những nguyên nhân phổ biến nhất gồm có:

  • Di truyền

  • Béo phì

  • Viêm tụy

  • Xảy ra đồng thời với một số bệnh như cường giáp, bệnh cushing…

Ngoài ra, tiểu đường ở mèo có thể là do sử dụng một số loại thuốc và để lại tác dụng phụ. Chẳng hạn như thuốc steroid, hormone động dục, thuốc điều trị bệnh Cushing .

Những lý do khiến mèo bị rối loạn nội tiết do thiếu hụt insulinChẩn đoán của bác sĩ thú y

Bác sĩ thú y cần bạn cung cấp bệnh sử của mèo, cũng như các dấu hiệu khởi phát của căn bệnh và những đặc điểm của triệu chứng. Mèo sẽ được tiến hành một số xét nghiệm tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu đầy đủ

  • Xét nghiệm hóa học

  • Phân tích nước tiểu

Những xét nghiệm trên là những bước cơ bản để chẩn đoán và xác định phương pháp điều trị ban đầu.

Thông thường, với những chú mèo bị bệnh. Nồng độ glucose trong máu và nước tiểu sẽ cao bất thường. Mức men gan cao và sự mất cân bằng điện giải cũng là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Kết quả xét nghiệm nước tiểu có thể cho thấy sự bất thường về các thể ceton. Mèo bị nhiễm toan ceton tiểu đường là một trường hợp khá nguy hiểm và cần được cấp cứu y tế. Tuy nhiên, trường hợp này thường chỉ được phát hiện khi mèo đã mắc bệnh khá nặng.

Các bước chẩn đoán bằng hình ảnh như chụp X-quang và siêu âm có thể sẽ được tiến hành. Nhằm giúp bác sĩ thú y chẩn đoán các bệnh và các biến chứng xảy ra đồng thời khi mèo mắc bệnh tiểu đường. Chụp X-quang bụng và siêu âm cho phép bác sĩ thú y xác định sự hiện diện của sỏi thận, viêm tuyến tụy, gan…cũng như các bất thường khác có thể liên quan. Trường hợp nếu mèo bị bệnh gan, bác sĩ có thể lấy một mẫu mô gan để tiến hành đánh giá chẩn đoán thêm.

Điều trị mèo bị bệnh tiểu đường

Việc kiểm soát bệnh tiểu đường ở mèo đòi hỏi sự thận trọng. Bạn nên thường xuyên trao đổi với bác sĩ thú y. Bác sĩ thú y sẽ lập một kế hoạch điều trị và kiểm soát riêng cho mèo, dựa trên tình trạng cơ thể của chúng hiện giờ. Có rất nhiều loại insulin khác nhau. Bác sĩ thú y sẽ lựa chọn loại phù hợp nhất cho thú cưng của bạn.

Điều trị mèo bị bệnh tiểu đườngLiều lượng insulin cần được kê đơn một cách cụ thể dựa vào tình trạng thiếu nhiều hay ít của mèo. Lượng insulin đó cũng cần được sử dụng vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Sự thay đổi về thời gian và liều lượng bổ sung insulin có thể khiến cho quá trình kiểm soát sẽ mất đi hiệu quả. Đôi khi còn gây ra các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng của mèo như nhiễm toan ceton.

Sau khi việc điều trị ban đầu ổn định. Bác sĩ thú y có thể sẽ đề nghị cắt bỏ buồng trứng cho mèo (nếu đó là mèo cái). Bởi vì các hormone trong suốt thời kỳ động dục có thể khiến cho việc kiểm soát bệnh gặp trở ngại.

Thường xuyên theo dõi nồng độ glucose của mèo là điều quan trọng và vô cùng cần thiết. Bác sĩ thú y sẽ giới thiệu những dấu hiệu để giúp bạn phát hiện trong các trường hợp mèo bị hạ đường huyết, tăng đường huyết… Mèo cần được lập một biểu đồ ăn uống phù hợp với cơ thể. Sau đó là thực hiện các xét nghiệm glucose, liều lượng insulin hàng ngày và trọng lượng cơ thể hàng tuần.

Chăm sóc mèo bị bệnh tại nhà

Việc kiểm soát mèo ở nhà là một trong những điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị. Bạn cần cho mèo uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng. Tuyệt đối không cho mèo sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không được sự đồng ý của bác sĩ thú y. Bởi vì có nhiều loại thuốc có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến mèo đang mắc bệnh tiểu đường.

Mèo cần được hoạt động thường xuyên, nên tránh tình trạng hoạt động quá sức. béo phì là một trong những yếu tố quan trọng gây nên bệnh tiểu đường. Ngoài ra, tình  trạng này cũng khiến việc kiểm soát bệnh trở nên khó khăn. Bạn nên duy trì mức cân nặng phù hợp cho mèo để có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Không nên thay đổi chế độ ăn đột ngột của mèo mà không có sự can thiệp của bác sĩ. Việc thiết lập chế độ ăn mới cho mèo là vô cùng cần thiết và cần được cân nhắc kỹ. Cùng với đó là thiết lập lại các thói quen mới cho mèo. Ví dụ như thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt, tập thể thao….

Chăm sóc mèo bị bệnh tại nhàLời kết

Tiểu đường là căn bệnh khá phổ biến ở mèo. Phần lớn những chú mèo có cân nặng quá cỡ sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Vì vậy, bạn cần cho mèo sinh hoạt và ăn uống một cách khoa học để chú mèo của mình luôn khỏe mạnh nhé!

Xem thêm tại đây:

Thú cưng

Pet Care

Thú cưng

Tổng hợp

Thú cưng

Pet Wiki

Founder của Vpet.vn

Xin chào các bạn! Mình là Nguyễn Minh Tài - CEO đồng thời là người nghiên cứu phát triển hệ thống Vpet.vn. Tất cả nội dung được đăng tải trên Vpet.vn điều được chọn lọc kỹ lưỡng về nội dung và giá trị mang lại đến cho người đọc. Hãy ủng hộ Vpet và các dự án của mình nhé!