Quặm mắt – Sự phát triển bất thường ở mí mắt của mèo

Sức khoẻ | 07/09/2021

Quặm mắt ở mèo còn được biết đến với cái tên là lật mí mắt. Bệnh quặm mắt ở mèo có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở mèo con hoặc mèo già. Vậy quặm mi ở mèo là gì? Phải làm gì khi mèo mắt phải căn bệnh này? Điều trị cho mèo bị bệnh có gặp nhiều khó khăn hay không? Để trả lời cho những thắc mắc này bạn hãy theo dõi hết bài viết dưới đây của Vpet.vn nhé!!!

Quặm mắt là căn bệnh phổ biến ở mèo

Quặm mắt là sự phát triển bất thường ở mí mắt của mèo. Đây là tình trạng mí mắt cuộn vào trong, khiến lông mi và lông mi cọ xát trực tiếp trên bề mặt mắt. Khi lông trên mi cọ sát vào bề mặt mắt sẽ gây ra kích ứng màng mắt (kết mạc) hoặc làm tổn thương giác mạc (loét giác mạc). Ngoài ra, lật mí mắt còn có thể để lại mô sẹo có màu sẫm hình thành lên trên vết thương. Những tác động này của mi mắt có thể gây ra tình trạng giảm thị lực hoặc mù lòa cho mèo.

quặm mắt ở mèoa

Bệnh quặm mi có thể phát triển ở mí mắt trên hoặc mí mắt dưới của mèo. Nhưng trường hợp phổ biến nhất ở mí mắt dưới ở mèo. Nhìn chung, chỉ có những con mèo sở hữu cho mình chiếc đầu ngắn như mèo Ba Tư mới có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Ngoài ra, bệnh này thường xảy ra ở mèo non dưới một tuổi và mèo già trên mười tuổi. Tuy nhiên, mèo ở độ tuổi nào cũng có thể bị ảnh hưởng.

Mèo bị lật mí mắt có thể bị giảm thị lực

Quặm mắt sẽ làm cho lông mi cọ xát trên bề mặt mắt gây kích ứng và đau mắt ở mèo. Những con mèo bị bệnh thường phát triển các triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Những triệu chứng có thể phát triển ở mèo mà bạn cần lưu ý như:

  • Nheo mắt

  • Mắt có màu đỏ

  • Vùng da xung quanh hốc mắt bị chảy xệ

  • Xuất hiện chìm trong mắt

  • Tăng mí mắt thứ ba

  • Tăng tiết nước mắt

  • Tiết dịch nhầy ở mắt

  • Màng mắt đỏ, sưng húp (viêm kết mạc)

  • Sương mù hoặc đục giác mạc (nếu đang bị loét giác mạc)

Entropion có thể phát triển ở một mắt hoặc cả hai mắt tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời mắt của mèo có thể có các triệu chứng khác nhau nếu một mắt bị nặng hơn. Vì những triệu chứng này có thể phát triển với nhiều bệnh về mắt khác nhau. Điều rất quan trọng là phải đưa mèo đi khám bác sĩ thú y ngay sau khi các triệu chứng bắt đầu.

quam-mat-o-meo

Entropion được chẩn đoán trong quá trình khám mắt toàn diện. Cũng có thể sẽ bao gồm xét nghiệm thuốc nhuộm màu xanh lá cây chuyên dụng (nhuộm huỳnh quang). Để kiểm tra mắt mèo của bạn xem có bị loét giác mạc do entropion hay không.

Quặm mắt ở mèo có thể do di truyền

Hình dạng khuôn mặt là nguyên nhân di truyền chính hình thành nên căn bệnh quặm mắt ở mèo. Những con mèo bị đầu não, nghĩa là chúng có mũi ngắn và mắt lồi như mèo Ba Tư, Himalaya và Miến Điện có thể có lông mi quặm liên quan đến cấu trúc khuôn mặt này. Dễ hiểu hơn thì cùng với cấu tạo của khuôn mặt và mũi có thể khiến cho mí mắt trên và dưới của mèo đồng thời quặm vào trong nhãn cầu.

Ở mèo già, bệnh quặm mắt thường phát triển do mắt chìm sâu hơn vào hốc mắt. Khi mèo già đi, chúng sẽ mất chất béo và phần cơ từ phía sau mắt dẫn đến mắt chúng bị trũng xuống. Khi mắt chìm xuống, viền mí mắt cũng chìm xuống. Cuối cùng, mí mắt trũng sẽ lật vào trong dẫn đến quặm mi. Sự kích ứng từ lông mi mắt thường gây ra hiện tượng nheo mắt nhiều hơn và tình trạng quặm mi ngày càng xấu đi theo thời gian.

Ngoài ra, viêm kết mạc tái phát thường xuyên cũng có thể gây ra tình trạng lật mi mắt ở mèo. Bệnh này cũng có thể do các loại chất kích thích đối với mắt gây ra. Nhưng nhìn chung, nguyên nhân này ít xảy ra đối với mèo.

Thăm khám cho mèo bị lật mí mắt

Đối với chứng quặm mắt ở mèo, quá trình chẩn đoán sẽ không mất quá nhiều thời gian của bác sĩ thú y. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mắt cho mèo. Tuy nhiên, biểu hiện về bệnh khá rõ ràng nên các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện cho chúng.

Các xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu và phân tích hóa sinh sẽ được thực hiện. Với mục đích kiểm tra số lượng tế bào máu cho mèo, chất điện giải, sự xuất hiện của giun tim, virus và các bất thường khác trong cơ thể.

Khó khăn nhất trong quá trình chẩn đoán là việc tìm ra nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh. Vì bệnh thường xuất hiện ở những con mèo non và mèo lớn tuổi. Nên việc kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu sẽ tương đối khó khăn. Tuy nhiên, bất kỳ những nguyên nhân nào gây bệnh cũng cần được can thiệp trước khi tiến hành phẫu thuật điều trị.

quam-mat-o-meo

Xử lý tình trạng quặm mắt của mèo

Nếu tình trạng quặm mắt ở mèo ở giai đoạn đầu và giác mạc chưa bị tác động nhiều, các bác sĩ thú y có thể dùng nước mắt nhân tạo để trơn mắt cho chúng. Ngoài ra giác mạc của mèo cũng có thể điều trị bằng thuốc mỡ kháng sinh. Tuy nhiên các bác sĩ thú y vẫn yêu cầu mèo của bạn được tiến hành phẫu thuật.

Phẫu thuật mí mắt

Lật mí mắt thường được điều trị bằng phương pháp điều trị. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để lật mí mắt của mèo và kéo mi của mèo ra khỏi mắt. Sau đó sẽ khâu vết thương lại cho mèo bằng chỉ khâu. Vì đây là phẫu thuật xâm lấn nên trước khi phẫu thuật mèo cần được gây mê.

Tiêm chất làm đầy mí mắt

Gần đây, các chuyên gia ngành thú y đã thử nghiệm và cho ra kết quả thành công với phương pháp tiêm chất làm đầy mí mắt bằng axit hyaluronic (giống như tiêm môi collagen). Tuy nhiên, phương pháp này chỉ đang thử nghiệm và thực hiện đối với những con mèo già.  

Kỹ thuật này khá hấp dẫn vì nó thường được thực hiện mà không cần gây mê. Ngoài ra, nó có thể ít tốn kém hơn và ít rủi ro hơn đối đối với phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, kết quả khó dự đoán và khó kiểm soát hơn so với phương pháp phẫu thuật truyền thống.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng cho mèo bị bệnh quặm mắt. Để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển, đặc biệt nếu bị loét giác mạc. Đôi khi thuốc giảm đau cũng được khuyên dùng cho mèo ngay cả khi không cần phẫu thuật. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là mèo phải được dùng bằng đường.

Chăm sóc kỹ lưỡng cho mèo bị lật mí mắt

Những con mèo bị quặm mắt cần được theo dõi và chăm sóc kỹ lưỡng. Trong giai đoạn đầu, các bác sĩ thú y có thể yêu cầu bạn đưa mèo đi tái khám định kỳ. Để họ có thể theo dõi tình trạng của mèo. Đồng thời có thể thay đổi phương pháp điều trị nếu cần.

quam-mat-o-meo

Đối với những con mèo bị bệnh được kê đơn thuốc, bạn cần thực hiện đúng những yêu cầu của bác sĩ thú y về liều lượng cũng như thời gian cho mèo uống thuốc. Vì thuốc kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho mèo nếu sử dụng không đúng chỉ định.

Nếu mèo của bạn bị đau, ngứa hoặc mắt bị kích ứng bạn nên trang bị cho mèo một chiếc vòng cổ chuyên dụng. Để có thể ngăn cản chúng không cào, gây trầy xước cho mắt và làm cho bệnh của mèo trở nên nghiêm trọng hơn.

Lời kết:

Quặm mắt là sự phát triển bất thường ở mi mắt của mèo. Đây là căn bệnh có thể làm tổn thương đến giác mạc và thị lực của mèo. Quá trình điều trị cho mèo sẽ phụ thuộc vào trình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh của chúng. Sau khi điều trị, bạn cần đưa mèo đến cơ sở thú y để được thăm khám thường xuyên nhé!!!

Xem thêm tại đây:

Thú cưng

Pet Care

Thú cưng

Tổng hợp

Thú cưng

Pet Wiki

Founder của Vpet.vn

Xin chào các bạn! Mình là Nguyễn Minh Tài - CEO đồng thời là người nghiên cứu phát triển hệ thống Vpet.vn. Tất cả nội dung được đăng tải trên Vpet.vn điều được chọn lọc kỹ lưỡng về nội dung và giá trị mang lại đến cho người đọc. Hãy ủng hộ Vpet và các dự án của mình nhé!