Những trường hợp nào không nên tắm cho chó?

Chăm sóc | 25/05/2021

Tắm cho chó là một hoạt động vệ sinh cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho chú chó. Tuy nhiên, có những lúc lại không được tắm chó chó để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Người nuôi nếu không thường tìm hiểu kỹ thường sẽ mắc sai lầm. Trong bài viết hôm nay, Vpet.vn sẽ cung cấp cho bạn những trường hợp không nên tắm chó để đảm bảo sức khỏe của chú chó.

Sau khi chó được tiêm phòng

Các chuyên gia đã khuyên rằng không tắm cho chó trong vòng 1 tuần kể từ lúc tiêm vaccine. Cơ thể của chó khi vừa được tiêm vaccine sẽ trở nên tương đối yếu. Vì các kháng thể bắt đầu thích nghi với cơ chế hoạt động của cơ thể nên chú chó sẽ rất mệt mỏi. Việc tắm cho chó sẽ khiến cho thân nhiệt của chó bị hạ thấp. Điều này không tốt vì hệ miễn dịch của chó đang được khởi động lại, chưa hình thành được khả năng đề kháng ngay. 

Sau khi chó được tiêm phòng có nên tắm Chó không nên được hoạt động quá nhiều để cơ thể không bị bẩn. Nếu bạn sợ chú chó không được vệ sinh thì có thể thực hiện tắm khô cho chó. Tuy nhiên, việc này cũng không được khuyến khích. Và chỉ có thể tắm khô cho chó sau khi tiêm vaccine hai tuần. 

Chó con vừa sinh hoặc đang còn bú mẹ

Chó con vừa sinh xong thì cơ thể rất yếu ớt. Chú cún rất cần được hơi ấm từ mẹ và đảm bảo cơ thể được khô ráo. Bạn có thể dùng khăn lâu khô cơ thể của chó. Tuyệt đối không dùng nước để tắm cho chó. Điều này sẽ khiến cho chó con gặp nguy hiểm. Một số trường hợp, chó không thể thích nghi kịp sẽ tử vong. Hệ miễn dịch của cún vô cùng yếu nên chúng không thể bị nhiễm lạnh.

Chó mẹ trong thời gian này cũng không được tắm vì lông rụng quá nhiều. Có thể thực hiện việc tắm chó trước khi chó sinh sẽ an toàn hơn. Lớp lông bị rụng quá nhiều sẽ khiến cho các lỗ chân lông bị trống. Trong trường hợp thực hiện việc tắm thì các lỗ chân lông sẽ nở ra. Điều này khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh cho chó mẹ. Chó sinh xong thì cơ thể cũng rất yếu nên không thể bị nhiễm lạnh.

Bạn có thể giữ vệ sinh cho chó bằng cách cắt bớt lông trước khi chó thực hiện sinh sản. Phần lông ở mông và chân sâu nên được cắn ngắn để không bị dính bẩn khi chó sinh con. Những chú chó đang mang thai cũng nên hạn chế tắm vì nguy cơ sảy thai rất cao.

Chó con vừa sinh hoặc đang còn bú mẹChó đang bị bệnh

Khi chú chó bị bệnh thì cơ thể vô cùng yếu. Bát kỳ một sự xâm nhập nào cũng có thể khiến chó gặp nguy hiểm. Thân nhiệt của chó phải luôn được ổn định. Nếu tắm cho chó sẽ khiến chó thân nhiệt bị giảm xuống. Chó không thể thích nghi kịp với sự thay đổi này sẽ khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chó bị bệnh thì không hoạt động nhiều nên cũng không bị bẩn quá. Bạn có thể dùng khăn ướt để lau cho chú chó sau đó dùng máy sấy lông để khô ngay lập tức.

Không chỉ vậy, sau khi chó vừa khỏi bệnh thì cũng không nên tắm cho chúng. Sức đề kháng của chó đang rất yếu, nếu tắm chó thì chú chó sẽ bị cảm lạnh. Một số bệnh nếu tắm thì có nguy cơ bị lây lan rộng ra chứ không suy giảm. Chính vì vậy, mà trong thời gian chăm sóc chó chú bị bệnh, bận có thể dùng sữa tắm khô để vệ sinh cho chú chó. 

Chó vừa ăn xong

Khi chó vừa ăn xong thì hệ tiêu hóa phải làm việc rất nhiều để có thể tiêu hóa thức ăn vừa được cung cấp. Các dây thần kinh và mạch máu phải hoạt động liên tục để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Lúc này, nếu bạn thực hiện việc tắm chó thì có thể khiến các mạch máu ở dưới da bị giãn nở. Điều này khiến cho lượng máu chảy xuống dạ dày bị tắc nghẽn.

Chó vừa ăn xongLúc này dạ dày phải hoạt động trong tình trạng thiếu máu. Điều này khiến cho lượng đường huyết trong cơ thể chó bị giảm xuống. Đồng thời, huyết áp cũng bị giảm theo. Các cơ quan phải hoạt động trong tình trạng thiếu oxy. Do đó dễ khiến chó bị ngất xỉu hoạt ngưng hoạt động. Cho nên tắm chó sau khi ăn no là một hoạt động vô cùng nguy hiểm.

Chó vừa vận động mạnh xong

Khi cơ thể chó vừa hoạt động mạnh xong thì máu vẫn còn chảy đến các chi và cơ với số lượng lớn. Cơ quan bài tiết hoạt động nhiều hơn để giúp cơ thể ổn định nhiệt độ. Lúc này, nếu thực hiện hoạt động tắm cho chó thì sẽ khiến cho lỗ chân lông ở vùng da bị giãn nở. Các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào. Lỗ chân lông nở rộng tiếp xúc với nước cũng khiến cho cơ thể của chó bị cảm lạnh.

Các cơ quan như tim và dây thần kinh ngực sẽ hoạt động trong tình trạng thiếu máu. Vì lượng máu đã cung cấp cho các cơ và chi chưa được tuần hoàn lại do sự tắc nghẽn mạch máu. Các mạch máu nở ra sẽ khiến cho lượng máu chảy về tim chỉ còn lại rất ít. Nếu không chú ý thì chó có thể bị suy tim hoặc bị ngưng tim.

Một số lưu ý cần biết

Vào những ngày mưa hoặc nhiệt độ thời tiết thấp thì không nên thực hiện tắm chó. Lúc này lỗ chân lông ở chó sẽ giãn nở khiến cho lớp dầu trên bề mặt lông bị mất đi đáng kể. Lớp nhờn này cần một thời gian dài thì mới có thể khôi phục lại. Đó chính là lúc vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào và gây bệnh cho cơ thể. 

Một số lưu ý cần biếtBạn không nên thực hiện tắm cho chó nếu không có kinh nghiệm. Nếu không thực hiện đúng cách thì chó có thể bị viêm da hoặc bị tổn thương. Nghiêm trọng hơn, có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong của cơ thể. Nếu bạn không có kinh nghiệm thì nên mang chó đến cơ sở thú ý. Những nhân viên ở đó sẽ giúp bạn tắm chú chó một cách sạch sẽ và an toàn. 

Lời kết

Tắm cho chó là một hoạt động thường xuyên để đảm bảo vệ sinh cho chú chó. Tuy nhiên, như vừa đề cập thì không phải lúc nào tắm chó cũng tốt. Những trường hợp vừa liệt kê trên đây nếu thực hiện tắm sẽ rất nguy hiểm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho ban trong việc vệ sinh cho chú chó cưng của mình. 

Xem thêm tại đây:

Thú cưng

Pet Care

Thú cưng

Tổng hợp

Thú cưng

Pet Wiki

Founder của Vpet.vn

Xin chào các bạn! Mình là Nguyễn Minh Tài - CEO đồng thời là người nghiên cứu phát triển hệ thống Vpet.vn. Tất cả nội dung được đăng tải trên Vpet.vn điều được chọn lọc kỹ lưỡng về nội dung và giá trị mang lại đến cho người đọc. Hãy ủng hộ Vpet và các dự án của mình nhé!