Co giật động kinh ở mèo – Nguyên nhân và cách điều trị

Sức khoẻ | 07/08/2021

Co giật động kinh ở mèo là một cơn bệnh não mãn tính hay gọi tắc là co giật. Đặc trưng của bệnh là những cơn động kinh tự phát, tự tái diễn ở mèo và thường cách nhau 24 tiếng đồng hồ. Cùng theo dõi Vpet.vn để có thể hiểu rõ hơn và biết thêm những thông tin chi tiết về căn bệnh này ở mèo nhé.

Co giật động kinh ở mèo là gì?

Co giật động kinh ở mèo là một triệu chứng của rối loạn hoặc hoạt động sai chức năng của não. Các cơn co giật thường là kết quả của việc các chất dẫn truyền thần kinh trong một phần não hoạt động không kiểm soát được. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều những nguyên nhân do mèo mắc những bệnh ký khác mà gây ra động kinh ở mèo.

mèo bị co giật động kinh

Trong cơn động kinh dữ dội, mèo của bạn có thể sẽ bị ngã, cơ chân run lên vì co giật. Chúng có thể chảy nước bọt, đi tiểu hoặc đại tiện một cách không kiểm soát. Ở mèo có 2 loại động kinh là Petit mal và Grand mal.

Động kinh Petit mal không dẫn đến co giật. Nhưng con mèo của bạn có thể đột ngột rơi vào trạng thái bất tỉnh trong thời gian ngắn. Động kinh Grand mal phổ biến hơn ở mèo so với Petit mal. Con mèo của bạn sẽ không cảm thấy đau trong những cơn co giật này. Nhưng chúng sẽ bị mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn.

Các triệu chứng của bệnh não mãn tính

Co giật động kinh ở mèo thường xảy ra khi chúng đang ngủ hoặc nghỉ ngơi và xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh động kinh ở mèo thường được nhìn thấy lần đầu tiên khi mèo của bạn được 1-4 tuổi. Một số triệu chứng có thể giúp bạn phát hiện thời điểm mèo sắp hoặc đang lên cơn động kinh. Vì các cơn động kinh thường xảy ra theo từng giai đoạn.

Giai đoạn co cứng: Trong giai đoạn này xảy ra ngay trước khi lên cơn co giật. Mèo sẽ có biểu hiện bồn chồn, trốn tránh, cơ thể co cứng hoặc chảy nước miếng. Chúng có thể sẽ tìm đến bạn để tìm kiếm sự thoải mái từ bạn.

Giai đoạn co giật: Tại thời điểm này, mèo của bạn có thể chạy vòng tròn, nhảy lên, cơ thể gục xuống và co giật kéo dài đến 5 phút. Đầu chúng có xu hướng hất ra phía sau, chân rung lên như thể đang cố bơi.

Giai đoạn sau co giật: Đây là giai trọng mèo trong quá trình hồi phục. Chúng sẽ bị mất phương hướng, bối rối, mất phối hợp giữa các cơ quan và có thể bị mù tạm thời. Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài phút đến vài ngày.

mèo bị co giật động kinh

Nguyên nhân gây ra bệnh co giật động kinh ở mèo

Co giật động kinh ở mèo có thể là kết quả của một số yếu tố khác nhau. Nếu mèo của bạn bị co giật, bác sĩ thú y cần được thông báo ngay lập tức để xác định nguyên nhân. Một số nguyên nhân gây ra bệnh ở mèo bao gồm:

  • Di truyền

  • Ăn phải chất độc

  • U não

  • Viêm não

  • Chấn thương đầu

  • Động kinh nguyên phát: rối loạn hoạt động của các tế bào thần kinh não

Chẩn đoán chứng co giật động kinh ở mèo

Bác sĩ thú y sẽ có thể chẩn đoán xem mèo của bạn có phải bị co giật động kinh hay không. Đồng thời các bác sĩ thú y sẽ lấy thông tin của mèo về các triệu chứng, tiền sử bệnh án và thời gian mèo xuất hiện những triệu chứng. 

Để chẩn đoán động kinh ở mèo, đầu tiên các bác sĩ sẽ loại trừ các nguyên nhân chuyển hóa và cấu trúc, cả bên trong và bên ngoài hộp sọ. Việc chẩn đoán nguyên nhân gây ra cơn co giật do tiếp xúc với chất độc có thể được tìm thấy bằng xét nghiệm máu. Đừng quên ghi nhớ các chất độc xung quanh nhà của bạn. Ở mèo lớn tuổi, huyết áp cao thường có thể là nguyên nhân gây ra các cơn co giật ở giai đoạn cuối.

mèo bị co giật động kinh

Bệnh về não có thể gây ra co giật động kinh cho mèo. Các bác sĩ thú y sẽ kiểm tra và xác minh điều này bằng các xét nghiệm sau:

Kiểm tra thể chất

Một cuộc kiểm tra toàn diện về thể chất và thần kinh sẽ được thực hiện.

Xét nghiệm máu

Những con mèo sẽ được tiến hành lấy mẫu máu và mang đi xét nghiệm. Để xác định xem có bất kỳ bệnh tiềm ẩn nào là nguyên nhân gây ra co giật hay không.

Chụp MRI não

MRI là viết tắt của hình ảnh cộng hưởng từ. Đây là một công cụ dùng để điều tra các vấn đề thần kinh. Chẳng hạn như nguyên nhân của động kinh do khối u não, viêm não hoặc đột quỵ. Mèo của bạn sẽ được gây mê trong những lần kiểm tra này. Không phải vì quá trình quét gây đau đớn và ảnh hưởng đến tinh thần của mèo. Mà vì mèo của bạn cần phải nằm yên hoàn toàn trong khi kiểm tra.

Chụp CT não

CT là viết tắt của chụp cắt lớp vi tính. Đây là phương pháp chụp X-quang được thực hiện cùng với máy tính. Để cung cấp hình ảnh cắt ngang của não. Giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán và phát hiện những tổn thương và ký sinh trùng (nếu có) trong não mèo.

Phân tích CSF

CSF là viết tắt của dịch não tủy. Chất lỏng bao quanh não và tủy sống được thu thập từ phía sau cổ hoặc lưng dưới của mèo. Đây là xét nghiệm để các bác sĩ có thể đo áp lực, kiểm tra tình trạng nhiễm trùng và chẩn đoán có sự xuất hiện của u não hay không.

Điều trị mèo bị bệnh não mãn tính

Khi phát hiện mèo của mình có những triệu chứng bất thường và bị chẩn đoán mèo mắc bệnh co giật động kinh. Sau đây là những điều tốt nhất bạn có thể làm cho con mèo của mình nếu bạn quan sát thấy cơn động kinh đang diễn ra:

mèo bị co giật động kinh

  • Bình tĩnh, không phản ứng thái quá

  • Không cho bất cứ thứ gì vào miệng mèo

  • Loại bỏ bất kỳ vật nặng hoặc sắc nhọn dưới sàn nhà. Vì có thể gây thương tích cho mèo

  • Đặt mèo trên sàn nhà vì ngã có thể gây thương tích

  • Quan sát mèo cẩn thận và lưu ý thời gian cơn co giật của mèo

  • Gọi cho bác sĩ thú y ngay lập tức nếu cơn động kinh kéo dài hơn 3 phút hoặc nếu cơn động kinh khác xảy ra ngay sau đó

Nếu  mèo bị co giật được phát hiện là kết quả của một bệnh lý có từ trước. Bác sĩ thú y sẽ điều trị bệnh cho mèo bằng thuốc hoặc phẫu thuật, chẳng hạn như cắt bỏ khối u. Tuy nhiên, nếu bác sĩ thú y chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh của mèo không phải do bệnh lý từ trước. Lúc này, mèo của bạn có thể sẽ được kê đơn thuốc chống co giật.

Một số loại thuốc được lựa chọn sử dụng để điều trị chứng co giật động kinh ở mèo. Bao gồm phenobarbital và kali bromua (KBr). Những loại thuốc này có thể được dùng bằng cách uống hàng ngày. Tùy vào tình trạng bệnh của mèo mà thuốc sẽ được kê đơn để sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau.

Nồng độ thuốc trong máu phải được kiểm tra thường xuyên. Đặc biệt là trường hợp liều lượng thuốc của mèo mỗi ngày được tăng lên. Vì những loại thuốc chống co giật này có thể ảnh hưởng đến chức năng gan của mèo. Kiểm tra chức năng gan là xét nghiệm cần thiết trong quá trình cho mèo uống thuốc.

Phục hồi mèo bị co giật động kinh

Nếu mèo của bạn bị co giật động kinh và đang dùng thuốc. Việc tái khám là rất quan trọng. Để bác sĩ thú y có thể theo dõi và điều chỉnh liều lượng thích hợp với tình trạng bệnh của mèo. Vì bệnh động kinh là một chứng rối loạn mãn tính, nên có thể vật nuôi của bạn sẽ phải dùng thuốc suốt đời.

Sau khi bắt đầu sử dụng thuốc chống co giật. Điều quan trọng là không được cho mèo uống uống không đúng giờ hoặc sai liều lượng. Vì những hành động này có thể dẫn đến co giật thêm.

mèo bị co giật động kinh

Các bác sĩ thú y có thể sẽ mất một khoảng thời gian để điều chỉnh được liều lượng thuốc thích hợp và thấp nhất cho mèo. Đồng thời hỗ trợ kiểm soát cơn co giật của chúng. Nhưng một khi đạt được mức liều lượng tối thiểu chính xác. Mèo của bạn có thể sống cuộc sống không bị co giật động kinh nữa.

Lời kết:

Co giật động kinh là căn bệnh nguy hiểm về hệ thần kinh ở mèo. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh của mèo có thể sẽ thuyên giảm và ít tái phát. Đừng quên đưa mèo đi khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Để mèo có thể duy trì được một sức khỏe ổn định.

Xem thêm tại đây:

Thú cưng

Pet Care

Thú cưng

Tổng hợp

Thú cưng

Pet Wiki

Founder của Vpet.vn

Xin chào các bạn! Mình là Nguyễn Minh Tài - CEO đồng thời là người nghiên cứu phát triển hệ thống Vpet.vn. Tất cả nội dung được đăng tải trên Vpet.vn điều được chọn lọc kỹ lưỡng về nội dung và giá trị mang lại đến cho người đọc. Hãy ủng hộ Vpet và các dự án của mình nhé!