Mèo bị ghẻ và hướng điều trị hiệu quả

Sức khoẻ | 06/08/2021

Mèo bị ghẻ là một trong những căn bệnh ngoài da khá phổ biến. Tuy không trực tiếp lấy đi tính mạng của thú cưng, nhưng đây chính là một trong những nguyên nhân chủ chốt của nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Để hiểu rõ hơn về bệnh ghẻ ở mèo, bạn hãy cùng vpet.vn tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây nhé!

Ghẻ ở mèo là bệnh gì?Ghẻ ở mèo là bệnh gì?

Bệnh ghẻ ở mèo hay còn có tên gọi khác là Notoedres Mange,  được gây ra bởi ký sinh trùng Notoedres Cati hoặc do rận, mạt, ve, các con bọ với kích thước nhỏ,... Những loài sinh vật ký sinh này thường khiến cho mèo bị ngứa dữ dội và gãi nhiều. Từ đó khiến mèo bị kích ứng da, rụng lông, hình thành các mảng da bị tấy đỏ, sưng vù. 

Tình trạng ghẻ này được chẩn đoán là lây lan rất nhanh. Chúng có thể lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác của cơ thể. Thậm chí là từ con vật này sang con vật khác.

Triệu chứng khi mèo bị ghẻ

Nhìn chung, mèo bị bệnh ghẻ thường sẽ có các triệu chứng khởi phát ở tai và mặt. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, ghẻ có thể lây lan rất nhanh sang các bộ phận còn lại của cơ thể. Mèo khi bị ghẻ sẽ có các thay đổi về hành vi như chúng sẽ thường xuyên khó chịu và bị ngứa, các khu vực hay gãi sẽ xuất hiện nhiều vết mụn đỏ.

Tình trạng ghẻ này thường có các triệu chứng sau:

  • Ngứa nghiêm trọng

  • Gãi rất nhiều

  • Rụng lông (thường sẽ rụng thành từng mảng)

  • Mèo có cảm giác bồn chồn

  • Da bị nhiễm trùng

  • Hình thành vảy hoặc các vết loét xung quanh đầu, cổ và tai

  • Vảy lây lan đến bụng, bàn chân và đuôi của mèo

  • Hạch bạch huyết bị mở rộng

Khi nhận thấy mèo của mình có các triệu chứng trên bạn nên đưa mèo đến các cơ sở thú y để được khám và chẩn đoán. Tránh tình trạng bệnh nặng hơn và lây lan sang các thú nuôi khác trong nhà. 

Nguyên nhân khiến mèo bị ghẻ

Mèo bị ghẻ thường là do bị lây nhiễm những sinh vật ký sinh, vi khuẩn thông qua các hoạt động ngoài trời. Cũng có thể là do tiếp xúc với những động vật hoang, con vật nhiễm bệnh.

Những con vi khuẩn siêu nhỏ này sau khi được lây lan sang mèo nhà. Chúng sẽ bám vào lớp lông của mèo, men theo từng sợi lông để bám vào da của thú cưng. Sau khi chúng giao phối, những con cái sẽ đào hang dưới da mèo và tiến hành đẻ trứng. Khiến cho số lượng vi khuẩn ngày càng gia tăng. Bệnh tình của mèo cũng sẽ trở nặng hơn

Trứng của những con vi khuẩn này sẽ nở ra sau 3 đến 4 ngày. Trong khoảng 20 ngày thì những con ve này sẽ trưởng thành và có thể gây hại cho mèo.

Nguyên nhân khiến mèo bị ghẻCác phương pháp điều trị bệnh ghẻ cho mèo

Nếu bạn nghi ngờ mèo của mình bị bệnh ghẻ. Hãy nhanh chóng đưa chúng đến bệnh viện thú y để được chẩn đoán và điều trị kịp thời trước khi bệnh lây lan. Đầu tiên, bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra các vết xước dưới da thông qua kính hiển vi

Khi xác định rằng mèo bị ghẻ, bác sĩ thú y sẽ tiến hành đưa ra các phương pháp điều trị và cách chăm sóc hợp lý nhất cho chúng. Thông thường, để điều trị bệnh ghẻ thì thuốc bôi là một thành phần không thể thiếu.

Bác sĩ thú y sẽ gợi ý thuốc bôi và kê đơn thuốc uống cho mèo. Nhằm có thể loại bỏ hoàn toàn những sinh vật ký sinh trên cơ thể chúng và giúp mèo giảm đi tình trạng bị ngứa dữ dội.

Ngoài ra, bác sĩ thú y cũng có thể sẽ khuyên bạn nên sử dụng vòng đeo trị rận, bọ chét. Kết hợp với việc sử dụng sữa tắm chuyên dụng dùng cho mèo bị ghẻ. Thậm chí là tiêm thuốc nếu tình trạng bệnh quá nặng.

Một số thuốc trị ghẻ hiệu quả cho mèo

  • Thuốc trị ghẻ cho mèo Bravecto dạng viên, có thể dùng cho mèo khi chúng đang mang thai và cho con bú.

  • Thuốc Nexgard dạng viên giúp điều trị bọ chét và ghẻ. Đồng thời có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh chỉ với 1 viên duy nhất.

  • Thuốc Apoquel giúp mèo giảm tình trạng đau và ngứa, phù hợp với mọi loại da không gây dị ứng.

  • Thuốc chống nhiễm trùng Tresaderm có tác dụng giảm ngứa, giảm đau một cách hiệu quả.

  • Thuốc Amoxi-Tabs giúp mèo chống nhiễm khuẩn và các vết thương trên da do ký sinh trùng gây ra. 

  • Thuốc bôi trị viêm Hydrocortisone giảm thiểu tình trạng bị tấy đỏ, sưng và ngứa trên da

Ngoài ra, Ivermectin là loại thuốc thường được sử dụng dưới dạng tiêm. Đây là một trong những phương pháp điều trị đầu tiên được sử dụng chống lại bệnh ghẻ. Bạn nên sử dụng thường xuyên, đều đặn nhằm có thể cải thiện tình trạng bệnh cho mèo.

Một số thuốc trị ghẻ hiệu quả cho mèoĐể đạt được hiệu quả tốt nhất. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thời hạn dùng thuốc. Để đảm bảo hơn, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để biết được loại thuốc nào là phù hợp nhất với thú cưng của nhà mình.

Nếu mèo bị ghẻ rất nặng, bác sĩ thú y có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc kháng sinh để giúp da mèo nhanh chóng hồi phục. Bạn bắt buộc phải tuân thủ về liều lượng cũng như cách sử dụng kháng sinh để quá trình điều trị ghẻ của mèo diễn ra thuận lợi.

Chăm sóc mèo bị ghẻ tại nhà

Khi mèo bị ghẻ được phép chăm sóc tại nhà. Bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mà bác sĩ thú y đặt ra. Cho mèo uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng. Không tự ý thay đổi thuốc hay ngưng thuốc đột ngột. Bạn nên biết, bất cứ sự tự ý thay đổi nào về thuốc trong quá trình điều trị đều có thể gây bất lợi cho thú cưng của bạn.

Sau khi được bôi thuốc, mèo cần được đeo vòng chống liếm để ngăn ngừa việc ngộ độc do liếm phải thuốc gây ra. Trường hợp mèo dùng thuốc uống, bạn có thể trộn thuốc vào các bữa ăn hàng ngày cho chúng. 

Việc làm đầu tiên khi đưa mèo về nhà, bạn nên cách ly mèo với tất cả những thú cưng khác trong nhà. Tránh tiếp xúc hoàn toàn để bệnh ghẻ không lây lan cho những con vật khỏe mạnh khác. Khử trùng và dọn vệ sinh sạch sẽ toàn bộ nơi ở của mèo. Nên thay nệm và các vật dụng mới để mèo sử dụng.

Trong thời gian điều trị, tuyệt đối không cho mèo ra ngoài chơi một mình nếu không có người giám sát và dùng dây đeo. Bởi khi mèo ra ngoài, rất có thể chúng sẽ lây lan cho các con vật khác. 

Đặc biệt, mèo bị ghẻ cần được vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày. Bạn nên tắm cho chúng thường xuyên bởi sữa tắm chuyên dụng dành cho mèo bị ghẻ. Điều này có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục cho thú cưng.

Chăm sóc mèo bị ghẻ tại nhàPhòng ngừa bệnh ghẻ hiệu quả cho mèo

Biện pháp phòng ngừa chính để mèo không mắc bệnh chính là tránh không cho tiếp xúc với những động vật đang bị nhiễm bệnh, những động vật hoang… Hạn chế việc cho mèo ra ngoài, hoạt động nhiều ngoài trời.

Khi thấy mèo có dấu hiệu, nên tách chúng ra khỏi môi trường tập thể. Thường xuyên dọn dẹp nơi ở của mèo như khăn trải giường, đồ chơi, bát đựng thức ăn...Mỗi tuần đều tắm cho chúng từ 3 đến 4 lần. Bạn có thể sử dụng sữa tắm cho mèo bị ghẻ (1 đến 2 lần trong tuần) để tắm cho chúng như một cách phòng ngừa hiệu quả.

Lời kết

Hy vọng thông qua những chia sẻ trên của Vpet.vn, bạn đã có thêm nhiều kiến thức hơn trong quá trình chăm sóc thú cưng của mình.

Xem thêm tại đây:

Thú cưng

Pet Care

Thú cưng

Tổng hợp

Thú cưng

Pet Wiki

Founder của Vpet.vn

Xin chào các bạn! Mình là Nguyễn Minh Tài - CEO đồng thời là người nghiên cứu phát triển hệ thống Vpet.vn. Tất cả nội dung được đăng tải trên Vpet.vn điều được chọn lọc kỹ lưỡng về nội dung và giá trị mang lại đến cho người đọc. Hãy ủng hộ Vpet và các dự án của mình nhé!