Mèo bị liên cầu khuẩn - Cẩn trọng với mèo con và mèo già

Sức khoẻ | 02/08/2021

Liên cầu khuẩn là một căn bệnh ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của mèo nhiễm bệnh. Đây là một căn bệnh có thể lây nhiễm một cách nhanh chóng từ mèo sang mèo. Hiện nay vẫn chưa có loại vacxin nào có thể phòng ngừa mèo bị liên cầu khuẩn. Các bác sĩ chỉ có thể điều trị bệnh cho mèo thông qua triệu chứng. Cùng vpet.vn tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này ở mèo nhé!!!    

Mèo bị liên cầu khuẩn là gì?

Liên cầu khuẩn hay còn gọi là nhiễm trùng liên cầu và có tên tiếng anh là Streptococcus canis. Đây là căn bệnh thường được tìm thấy ở mèo. Nhưng trong những năm gần đây, mầm bệnh này thường ảnh hưởng đến ngựa. Sau đó được chứng minh là có mặt ở lợn và chó.

mèo bị liên cầu khuẩn

Tuy nhiên, tần suất mắc bệnh ngày càng tăng ở mèo do suy giảm miễn dịch bởi Streptococcus canis. Sức khỏe của mèo bị ảnh hưởng có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn gây nguy hiểm đến sức khỏe và có nguy cơ gây ra tử vong cho mèo.

Nhiễm trùng liên cầu là một tác nhân gây bệnh trong và ngoài tế bào. Bệnh phổ biến cho 10-30% số lượng mèo mắc bệnh sẽ bị nhiễm trùng đường hô hấp mãn tính. Liên cầu khuẩn có thể là một bệnh nặng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị đúng cách.

Thông thường, những con mèo già và mèo con sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những con mèo trưởng thành. Bởi vì sức khỏe của những con mèo này không đủ tốt để có thể giúp chúng tránh khỏi căn bệnh này.

Triệu chứng của nhiễm trùng liên cầu ở mèo

Có khá nhiều những triệu chứng biểu hiện của mèo bị liên cầu khuẩn. Các triệu chứng thường gặp khi mèo mắc bệnh như:

  • Viêm xoang nặng

  • Loét da

  • Chảy nhiều dịch mũi

  • Chảy nước mắt nặng

  • Sốt

  • Ho

  • Đi khập khiễng

  • Phù nề

  • Tràn dịch màng phổi (ho có đờm)

  • Hoại tử bàn chân

  • Viêm giác mạc

  • Nhiễm trùng niệu sinh dục

  • Viêm khớp

  • Viêm hạch cổ tử cung

  • Nhiễm trùng niệu sinh dục

  • Nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh

  • Viêm phế quản hoặc viêm phổi

  • Viêm não

mèo bị liên cầu khuẩn

Nguyên nhân khiến những con mèo bị liên cầu khuẩn

Tuổi tác và sức khỏe của mèo chính là những tác nhân ảnh hưởng lớn đến việc mèo bị liên cầu khuẩn. Những con mèo già và con mèo con sẽ thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn những con mèo còn lại. Vì những con mèo này thường có sức khỏe yếu và hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. Đồng thời kháng thể của những con mèo này cũng không còn đủ để có thể chống lại nhiễm trùng.

Những nguyên nhân gây ra bệnh đối với mèo bao gồm:

  • Vi khuẩn herpes virus

  • Truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa

  • Vết thương sau phẫu thuật

  • Lây nhiễm qua đường không khí

Chẩn đoán Streptococcus canis ở mèo

Chẩn đoán nhiễm Streptococcus ở mèo phần lớn dựa trên các triệu chứng lâm sàng của mèo bị mắc bệnh. Bệnh nhiễm trùng do Streptococcus thường không xuất hiện ở từng cá thể mèo mà xuất hiện ở những nơi mèo sinh sống theo bầy đàn. Thế nên tùy thuộc vào nơi ở, người nuôi mà chủ đàn phải báo cho bác sĩ thú y nếu có đợt bùng phát của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do herpesvirus gây ra.

Một xét nghiệm RT-PCR mới được phát triển để kiểm tra các virus hoạt động được sử dụng trong chẩn đoán. Các mẫu xét nghiệm được lấy từ khoang miệng, hầu họng, ống phế quản, phổi, hoặc bất cứ nơi nào có tổn thương.

Kết quả xét nghiệm âm tính của từng cá thể có khả năng loại trừ mọi nghi ngờ nhiễm trùng cấp tính. Nhưng kết quả xét nghiệm dương tính thì sức khỏe của những con mèo này rất khó phân biệt với sức khỏe của mèo bình thường. Do đó, nên lấy mẫu nhóm 5-10 con mèo để chẩn đoán chính xác hơn. Vì kết quả sẽ liên quan đến tỷ lệ mèo bị liên cầu khuẩn ​​trong quần thể.

mèo bị liên cầu khuẩn

Vì xét nghiệm RT-PCR chỉ mới được phổ biến rộng rãi cho các bác sĩ thú y gần đây. Nên không có dữ liệu nào nghiên cứu có sẵn cho bác sĩ thú y có thể tham khảo để thực hiện kiểm tra. Do đó, bác sĩ phải xác định chẩn đoán chủ yếu dựa trên bằng chứng lâm sàng của mèo.

Điều trị mèo bị liên cầu khuẩn

Thuốc kháng sinh

Việc can thiệp sớm bằng kháng sinh là điều cần thiết khi nghi ngờ nhiễm trùng liên cầu. Quá trình dùng thuốc kháng sinh nên được điều chỉnh khi quá trình điều trị bệnh tiến triển. Tất cả những con mèo mới được nhận vào nuôi cũng nên được khám và điều trị. Tuyệt đối tránh điều trị quá liều thuốc kháng sinh hoặc sử dụng nhiều phác đồ. Bạn chỉ nên dùng thuốc khi được các bác sĩ thú y chỉ định

Khử trùng

Các sản phẩm khử trùng nơi ở của mèo được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn chặn mầm bệnh hoạt động. Những sản phẩm như Virkon & reg; và hydrogen peroxide là chất được các bác sĩ thú y khuyến cáo. Khử trùng bằng amoni bậc 4 cũng có hiệu quả trong việc loại bỏ mầm bệnh từ môi trường.

Kiểm soát dịch bệnh

Cách ly mèo bị ảnh hưởng khỏi những con mèo khỏe mạnh trong bầy để ngăn ngừa lây lan. Bạn nên chăm sóc những con mèo bị liên cầu khuẩn trong lồng và đưa đến nơi tránh xa những con mèo còn lại. Ví dụ bạn có thể chuyển chúng sang một phòng riêng để giúp ích cho việc điều trị. Việc ngăn chặn và cách ly nên được duy trì ít nhất hai tuần sau khi các triệu chứng đã hoàn toàn được điều trị.

Chăm sóc mèo bị Streptococcus canis

Sau khi phương pháp điều trị cho mèo bị liên cầu khuẩn được đề xuất. Những con mèo bị bệnh có thể phục hồi sau nhiễm trùng Streptococcal trong vòng 2-3 tuần. Tuy nhiên, thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng cho mèo. Nếu không bệnh có thể tái phát bất kỳ lúc nào.

mèo bị liên cầu khuẩn

Đến thời điểm này, vẫn không có vacxin nào dùng để ngăn ngừa nhiễm trùng Streptococcus ở mèo. Một số phương pháp điều trị tại chỗ và liệu pháp axit amin đang được thử nghiệm. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng kết luận về hiệu quả của các phương pháp này.

Bởi vì mầm bệnh được kích hoạt trong hệ thống hô hấp. Vì thế bạn nên giữ cho mèo một  chất lượng không khí tuyệt vời trong thời gian điều trị bệnh. Thường xuyên sử dụng các bộ lọc không khí cùng với hệ thống thông gió để giúp ngăn ngừa sự lây truyền.

Lời kết:

Liên cầu khuẩn ở mèo là một căn bệnh có thể lây nhiễm trong không khí khá cao. Bệnh thường xuất hiện ở những quần thể mèo sống theo bầy đàn. Việc chữa trị cho mèo đến hiện tại vẫn chưa có được phương pháp cụ thể và vacxin phòng ngừa. Vì thế bạn nên đưa mèo đi khám sức khỏe định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Để mèo của bạn có thể duy trì được một sức khỏe ổn định.

Xem thêm tại đây:

Thú cưng

Pet Care

Thú cưng

Tổng hợp

Thú cưng

Pet Wiki

Founder của Vpet.vn

Xin chào các bạn! Mình là Nguyễn Minh Tài - CEO đồng thời là người nghiên cứu phát triển hệ thống Vpet.vn. Tất cả nội dung được đăng tải trên Vpet.vn điều được chọn lọc kỹ lưỡng về nội dung và giá trị mang lại đến cho người đọc. Hãy ủng hộ Vpet và các dự án của mình nhé!