Viêm tai ngoài và tai giữa ở mèo có nguy hiểm không?

Sức khoẻ | 07/09/2021

Viêm tai ngoài và tai giữa ở mèo là một trong những bệnh viêm tai phổ biến ở mèo. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến thính giác của mèo nếu không được điều trị sớm. Vậy viêm tai ngoài và tai giữa ở mèo có những triệu chứng nào? Làm sao để phát hiện và phòng ngừa bệnh ở mèo? Quá trình điều trị bệnh cho mèo có khó khăn hay không? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Vpet.vn. Hãy cùng theo dõi nhé!!!

Viêm tai ngoài và tai giữa ảnh hưởng đến thính giác của mèo

Viêm tai ngoài là tình trạng ống tai ngoài của mèo bị viêm mãn tính. Trong khi đó, viêm tai giữa là tình trạng tai giữa của mèo bị viêm do vi khuẩn. Viêm tai ngoài sẽ xảy ra khi mèo có sự thay đổi trong môi trường của ống tai. Điều này khiến cho các tuyến lót của ống tai bị giãn rộng ra. Đồng thời sinh ra nhiều ráy tai cho mèo.

viêm tai ngoài và tai giữa ở mèo

Dần dần, phần da bên ngoài lớp biểu bì và phần da bên trong lớp hạ bình sẽ sản sinh ra mô xơ quá mức và làm cho ống tai bị thu hẹp. Viêm tai ngoài cũng có thể là triệu chứng của một căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể. Ví dụ như nhiễm trùng tai. Những con mèo bị viêm tai ngoài sẽ bị ngứa, vùng tai ngoài ửng đỏ, đau đớn. Khi tình trạng bệnh là mãn tính nó sẽ khiến cho màng nhĩ bị vỡ và gây ra viêm tai giữa.

Viêm tai giữa thường xảy ra như một phần mở rộng của tình trạng viêm tai ngoài. Khiến lớp màng nhĩ phân chia tai ngoài và tai giữa bị vỡ. Nếu bạn nhận thấy mèo của mình xuất hiện các triệu chứng của bệnh, hãy đưa chúng đến cơ sở thú y để được kiểm tra càng sớm càng tốt.

Mèo bị viêm tai thường ảnh hưởng đến thính giác

Có khá nhiều những triệu chứng lâm sàng của mèo bị viêm tai ngoài và viêm tai giữa. Những con mèo bị bệnh có thể phát triển một hoặc nhiều trong số các triệu chứng sau:

  • Lắc đầu

  • Đau đầu

  • Cào gãi lên vành tai ngoài thường xuyên

  • Tai có mùi hôi.

  • Nghiêng đầu

  • Biếng ăn

  • Không hợp tác

  • Nôn mửa

Khi các bác sĩ thú y tiến hành kiểm tra thể chất cho mèo. Họ có thể phát hiện thêm các triệu chứng như:

  • Ống tai ngoài bị sưng

  • Ống tai trong có màu đỏ thẫm

  • Phần da đóng vảy

  • Ống tai bị tắc nghẽn do ráy tai quá nhiều

viêm tai ngoài và tai giữa ở mèo

Ký sinh trùng là nguyên nhân chính gây viêm tai trong và tai giữa ở mèo

Tình trạng viêm tai ngoài và tai giữa ở mèo có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây ra tình trạng này ở mèo là do ký tính trùng. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác có thể gây bệnh như:

  • Dị ứng thực phẩm

  • Phản ứng với thuốc

  • Các dị vật

  • Tích tụ lông

  • Tích tụ da chết

  • Các bệnh tự miễn dịch

  • Nhiễm khuẩn

  • Nhiễm trùng hỗn hợp do nấm và vi khuẩn gây ra

  • Mô trường bên trong ống tai bị thay đổi

  • Độ ẩm quá cao do bơi lội thường xuyên

  • Làm sạch tai quá mạnh gây trầy da

Thăm khám cho mèo bị viêm tai

Để chẩn đoán tình trạng viêm tai trong và tai giữa ở mèo. Bác sĩ thú y sẽ cần thu thập những thông tin cần thiết về chúng. Bao gồm: tiền sử bệnh án đầy đủ, các triệu chứng và thời gian phát triển các triệu chứng của mèo. Nếu bạn nghi ngờ hay biết bất kỳ thông tin nào liên quan đến nguyên nhân gây bệnh cho mèo, hãy thông báo ngay với bác sĩ thú y nhé.

Sau khi thu thập đầy đủ thông tin của mèo. Bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện và tai cho chúng. Xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu và phân tích tế bào hóa sinh sẽ được thực hiện cho mèo. Kết quả của các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xác định được số lượng tế bào hồng cầu trong máu, tình trạng hoạt động của thận và những bất thường trong cơ thể.

viêm tai ngoài và tai giữa ở mèo

Viêm tai giữa và tai trong ở mèo có thể được chẩn đoán bằng nhiều cách khác nhau. Các bác sĩ có thể chụp X-quang để chẩn đoán viêm tai giữa ở mèo. Chụp cộng hưởng từ sẽ xác định được sự tích tụ của dịch hoặc quá trình phát triển phần mô mềm ở tai giữa.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể thực hiện cạo da từ vành tai của mèo để phát hiện ký sinh trùng. Sinh thiết da để kiểm tra các bệnh tự miễn dịch. Xét nghiệm dịch tiết ra từ tai của mèo dưới kính hiển vi.

Xử lý viêm tai ngoài và tai giữa ở mèo

Hầu hết những trường hợp viêm tai ngoài và tai giữa ở mèo sẽ được điều trị ngoại trú tại nhà. Trừ khi tình trạng nhiễm trùng và viêm ở mèo đã lan vào bên trong thì mèo sẽ cần được điều trị nội trú.

Để điều trị tình trạng này, bác sĩ thú y sẽ tiến hành làm sạch hoàn toàn ở tai ngoài. Các thuốc như Corticosteroid, thuốc khử trùng, thuốc chống nấm men, thuốc kháng khuẩn sẽ được áp dụng cho mèo. Trường hợp bệnh của mèo nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ soi đèn khám tai chuyên dụng để kiểm tra các dị vật hay sinh vật gây bệnh bên trong tai. Sau đó tiến hành thủ thuật lấy dị vật ra khỏi tai cho mèo.

Những con mèo sẽ được kê đơn thuốc chống nấm và thuốc kháng sinh tùy theo tình trạng bệnh. Ngoài ra, Corticosteroid cũng sẽ được sử dụng để giả đau và chống sưng cho mèo.

Chăm sóc kỹ lưỡng cho mèo bị viêm tai

Quá trình hồi phục của mèo bị viêm tai ngoài và tai giữa sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nhìn chung những con mèo bị viêm tai thường có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, bạn cần đưa mèo đi tái khám thường xuyên tại cơ sở thú y. Để các bác sĩ có thể theo dõi tình trạng và kiểm tra dịch trong tai cho mèo. Đồng thời, kiểm soát bất kỳ những căn bệnh nền nào trong cơ thể của mèo.

viêm tai ngoài và tai giữa ở mèo

Bạn phải thường xuyên làm sạch tai cho mèo để ngăn ngừa tình trạng này tái phát. Với phương pháp điều trị thích hợp, hầu hết tình trạng viêm tai ngoài ở mèo sẽ được chữa trị trong vòng 3 – 4 tuần. Tuy nhiên, tình trạng viêm tai giữa ở mèo sẽ phải điều trị lâu hơn. Thông thường, mèo bị bệnh sẽ mát đến 6 – 8 tuần để có thể phục hồi bệnh hoàn toàn.

Nếu tình trạng viêm tai này tồn tại ở mèo trong một khoảng thời gian dài mà không được điều trị, những con mèo bị bệnh có thể bị mất hoàn toàn thính giác. Ngoài ra, cơ mặt cũng sẽ bị liệt và mèo cũng có thể bị viêm màng não.

Lời kết:

Viêm tai là căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Vì tai ngoài và tai giữa có liên quan mật thiết đến các tế bào thần kinh của mèo. Do đó, trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng mèo. Bạn cần theo dõi và quan sát thường xuyên. Nếu chúng phát triển bất kỳ hành vi bất thường nào, hãy đưa chúng đến cơ sở thú y nhanh chóng

Xem thêm tại đây:

Thú cưng

Pet Care

Thú cưng

Tổng hợp

Thú cưng

Pet Wiki

Founder của Vpet.vn

Xin chào các bạn! Mình là Nguyễn Minh Tài - CEO đồng thời là người nghiên cứu phát triển hệ thống Vpet.vn. Tất cả nội dung được đăng tải trên Vpet.vn điều được chọn lọc kỹ lưỡng về nội dung và giá trị mang lại đến cho người đọc. Hãy ủng hộ Vpet và các dự án của mình nhé!