Bệnh hen suyễn ở mèo và các triệu chứng đáng lo ngại

Sức khoẻ | 02/08/2021

Cũng giống con người chúng ta, mèo cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, căn bệnh này cũng không quá phổ biến trong thế giới loài mèo. Tùy thuộc vào từng giống mèo, độ tuổi và giới tính khác nhau mà những con mèo sẽ có những triệu chứng của bệnh nặng hay nhẹ. Hôm nay, Vpet.vn sẽ cùnh bạn khám phá và tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này ở mèo nhé!!!

Bệnh hen suyễn ở mèo là gì?

Hen suyễn là một bệnh về đường hô hấp dưới. Theo nghiên cứu của các chuyên gia họ cho rằng căn bệnh này ảnh hưởng đến 5% số mèo. Có một số cuộc tranh luận về nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn ở mèo. Nhưng hầu hết các chuyên gia cho rằng đó là do các phản ứng mà những con mèo dị ứng với thứ mà chúng hít phải.

mèo bị hen suyễn

Khi mèo hít phải chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch có thể phản ứng và tạo ra triệu chứng viêm. Các tế bào viêm có thể phát triển trong đường hô hấp và tạo ra các chất hóa học gây viêm nhiều hơn.

Các triệu chứng của bệnh về đường hô hấp dưới ở mèo

Tùy vào độ tuổi, giới tính và giống mèo mà những con mèo mắc bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Các biểu hiện thường gặp bao gồm:

  • Khó thở

  • Thở nhanh

  • Thở khò khè

  • Ho

  • Nôn mửa

  • Ho mãn tính

  • Yếu đuối

  • Hôn mê

Nguyên nhân của bệnh hen suyễn ở mèo

Có thể có khá nhiều những nguyên nhân gây ra bệnh về đường hô hấp dưới cho những con mèo. Nhưng dị ứng thường được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh hen suyễn ở mèo. Đây được xem là một phản ứng viêm đối với chất gây dị ứng. Nếu mèo hoặc mèo con nhạy cảm với một số chất gây dị ứng nhất định. Lúc này, hệ thống miễn dịch có thể tiết ra các hóa chất gây viêm đường hô hấp. Các đường thở bị kích thích và thắt lại gây ra khó thở.

Chất gây dị ứng cũng có thể gây kích ứng niêm mạc đường thở của mèo, gây viêm phế quản và tiết chất nhầy. Điều này có thể dẫn đến ho và đôi khi gây tắc nghẽn đường thở.

mèo bị hen suyễn

Một số chất gây dị ứng được coi là tác nhân gây ra bệnh hen suyễn ở mèo bao gồm:

  • Khói thuốc lá

  • Bình xịt khí

  • Chất tẩy rửa gia dụng

  • Cát bụi

  • Phấn hoa

  • Mạt bụi nhà

  • Nấm mốc

  • Khói lò sưởi

  • Khói nến

  • Thức ăn

Các tình trạng khác có thể góp phần gây ra các triệu chứng hen suyễn ở mèo, bao gồm:

  • Ký sinh trùng

  • Căng thẳng tột độ

  • Tình trạng tim mạch

  • Viêm phổi

  • Béo phì

Bất kỳ con mèo nào cũng có thể phát triển bệnh về đường hô hấp dưới. Di truyền cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến bệnh hen suyễn đối với mèo. Tuy nhiên, điều này cũng chỉ đang dừng lại ở việc nghi ngờ. Vì vẫn chưa có đủ bằng chứng nghiên cứu chứng minh điều này là đúng.

Một số nghiên cứu khác cho thấy rằng bệnh hen suyễn có thể phổ biến hơn ở mèo Xiêm. Nhưng đây cũng là một thông tin chưa xác thực đến từ các nhà nghiên cứu. Những con mèo dành một phần hoặc toàn bộ thời gian ở ngoài trời có nhiều khả năng mắc bệnh hen suyễn hơn mèo trong nhà. Bởi vì ở bên ngoài, chúng sẽ tiếp xúc với các chất gây dị ứng tiềm ẩn.

Chẩn đoán bệnh hen suyễn ở mèo

Những triệu chứng như ho và thở khò khè không phổ biến ở mèo khỏe mạnh. Nếu bạn nghĩ rằng mèo hoặc mèo con của bạn bị hen suyễn hoặc bạn lo lắng về bất kỳ triệu chứng nào của mèo, hãy đến gặp bác sĩ thú y.

Ghi lại thời điểm bạn nhận thấy các triệu chứng phát triển và loại triệu chứng nào ảnh hưởng đến mèo của bạn. Đồng thời ghi lại bất kỳ thay đổi nào đối với thực phẩm, chất độn chuồng hoặc các sản phẩm mà bạn sử dụng có thể là tác nhân gây ra bệnh hen suyễn ở mèo.

mèo bị hen suyễn

Bác sĩ thú y sẽ hỏi về lịch sử sức khỏe của mèo và khám sức khỏe, bao gồm lắng nghe phổi và tim của mèo. Họ sẽ hỏi bạn về bất kỳ triệu chứng hoặc thay đổi nào của mèo khiến bạn lo ngại.

Đôi khi bệnh hen suyễn ở mèo hoặc hen suyễn ở mèo con có thể giống các bệnh khác như suy tim hoặc giun phổi. Vì vậy bác sĩ thú y có thể sẽ thực hiện nhiều loại xét nghiệm. Tuy nhiên, không có xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán bệnh về đường hô hấp dưới ở mèo. Do dó bác sĩ thú y của bạn sẽ dựa vào thông tin bạn cung cấp, việc kiểm tra và các xét nghiệm khác nhau để đưa ra chẩn đoán.

Bác sĩ thú y của bạn có thể sử dụng nhiều loại xét nghiệm, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu

  • Kiểm tra dị ứng

  • Kiểm tra ký sinh trùng trong phân

  • Thử nghiệm giun tim

  • Chụp X-quang ngực

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)

  • Nội soi phế quản

Các xét nghiệm như chụp X-quang và chụp CT sẽ giúp xác định xem phổi có dấu hiệu bị kích ứng hoặc thay đổi kích thước hay không hoặc có bất kỳ vật cản nào không. Vì bệnh giun tim ở mèo có thể biểu hiện các triệu chứng giống hen suyễn như lên cơn ho. Vì thế, bệnh giun tim thường bị chẩn đoán nhầm là bệnh hen suyễn. Thực hiện xét nghiệm giun tim sẽ loại trừ giun tim là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của mèo.

Phương pháp điều trị bệnh về đường hô hấp dưới ở mèo

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh hen suyễn cho mèo. Nhưng bệnh này vẫn có thể được điều trị thành công. Bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc, chẳng hạn như corticosteroid để giảm viêm. Ngoài ra họ cũng có thể kê đơn thuốc giãn phế quản để giúp giãn hoặc mở đường thở.

mèo bị hen suyễn

Các cách khác để ngăn ngừa bệnh hen suyễn ở mèo hoặc làm giảm các triệu chứng giống như bệnh hen suyễn ở mèo của bạn bao gồm:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh để giảm béo phì

  • Loại bỏ chất gây dị ứng

  • Giảm căng thẳng

Một số phương pháp điều trị tự nhiên và thay thế khác có thể bao gồm:

  • Giải mẫn cảm dị ứng

  • Bổ sung axit béo omega-3

  • Thuốc để giảm khả năng bị viêm

Tuy nhiên, những phương pháp điều trị này được coi là thử nghiệm và chưa được chứng minh hiệu quả đối với bệnh hen suyễn ở mèo.

Ngăn ngừa các cơn hen suyễn ở mèo

Nên đưa mèo đến cơ sở thú y để được các bác sĩ chăm sóc sớm khi các triệu chứng phát triển. Điều này sẽ có thể giúp mèo tránh các vấn đề nghiêm trọng hơn của bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, cách tốt nhất để ngăn mèo lên cơn hen suyễn là sử dụng thuốc theo chỉ định để kiểm soát bệnh.

Một số kỹ thuật chăm sóc tại nhà cũng có thể ngăn ngừa các triệu chứng hen suyễn, bao gồm:

  • Bố trí nơi ở ít bụi bẩn cho mèo

  • Thường xuyên vệ sinh nơi ở và môi trường sống

  • Tránh chất tẩy rửa dạng xịt và chất khử mùi

  • Tránh các chất tẩy rửa gia dụng có mùi thơm nồng

  • Ngừng hút thuốc xung quanh mèo hoặc giảm sử dụng nến hoặc lò sưởi. Vì bất kỳ loại khói nào cũng có thể gây kích ứng cho mèo.

Lời kết:

Trên đây là những thông tin về bệnh hen suyễn ở mèo mà Vpet.vn muốn chia sẻ đến cho bạn. Hy vọng thông qua bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh hen suyễn của mình. Đồng thời có thể hỗ trợ bạn trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc những “hoàng thượng” trong gia đình. Đừng quên theo dõi Vpet.vn để có thể biết thêm những thông tin về các giống thú cưng trên thế giới nhé!

Xem thêm tại đây:

Thú cưng

Pet Care

Thú cưng

Tổng hợp

Thú cưng

Pet Wiki

Founder của Vpet.vn

Xin chào các bạn! Mình là Nguyễn Minh Tài - CEO đồng thời là người nghiên cứu phát triển hệ thống Vpet.vn. Tất cả nội dung được đăng tải trên Vpet.vn điều được chọn lọc kỹ lưỡng về nội dung và giá trị mang lại đến cho người đọc. Hãy ủng hộ Vpet và các dự án của mình nhé!