Rối loạn đông máu và hướng điều trị ở mèo

Sức khoẻ | 06/09/2021

Rối loạn đông máu ở mèo là căn bệnh có khuynh hướng di truyền rất cao. Đây là căn bệnh không phân biệt giống hay giới tính ở mèo. Mọi chú mèo trên thế giới đều có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, may mắn là căn bệnh này thuộc top những căn bệnh hiếm gặp ở mèo. Để tìm hiểu rõ hơn về chứng rối loạn đông máu ở mèo, bạn hãy cùng Vpet.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé!!!!

Rối loạn đông máu ở mèo xảy ra khi nào?

Rối loạn đông máu ở mèo được xác định là do các yếu tố di truyền gây ra.  Căn bệnh còn được gọi với cái tên khác là Von Willebrand (vWD). Đây là căn bệnh về máu bị gây ra bởi sự thiếu hụt von Willebrand. Von Willebrand được biết đến là một glycoprotein có chức năng kết dính máu, rất cần thiết cho sự kết dính của các tiểu cầu.

Rối loạn đông máu ở mèo xảy ra khi nào?Ngoài ra, von Willebrand còn là một protein mang yếu tố đông VIII. Sự thiếu hụt của von Willebrand có thể khiến cho các tiểu cầu trong máu không thể kết dính được. Từ đó, máu của mèo rất khó để đông lại. Cũng giống như bệnh khó đông máu ở con người, bệnh von Willebrand này có thể khiến mèo mất máu rất nhiều sau các tai nạn, chấn thương. Thậm chí là tử vong do mất máu. 

Triệu chứng của bệnh vWD

Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy mèo của bạn đang bị bệnh rối loạn đông máu:

  • Xuất huyết tự phát ở bề mặt niêm mạc

  • Chảy máu cam

  • Phân đi ngoài có lẫn máu đỏ tươi hoặc máu đen

  • Nước tiểu có máu

  • Chảy máu ở nướu răng

  • Chảy máu âm đạo (nhiều)

  • Bầm tím trên da

  • Chảy máu kéo dài sau các ca phẫu thuật

  • Chảy máu nhiều và không có dấu hiệu dừng lại sau chấn thương

  • Bệnh thiếu máu do mất máu, chảy máu kéo dài 

Chẩn đoán của bác sĩ về chứng rối loạn đông máu

Bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện cho mèo. Các cơ quan chức năng trong cơ thể cũng sẽ được kiểm tra một loạt, nhằm chắc chắn mèo đang không phải đối mặt với bất cứ sự suy giảm nào. Một số xét nghiệm sẽ được tiến hành nhằm chẩn đoán rối loạn đông máu cho mèo. Bao gồm các xét nghiệm máu toàn bộ, phân tích nước tiểu, xét nghiệm hóa học máu và phân tích bảng điện giải.

Nếu mèo bị mất máu, chẩn đoán xét nghiệm máu sẽ cho ra kết quả mèo bị chứng thiếu máu tái tạo. Thông thường chú mèo sẽ có kết quả xét nghiệm máu bình thường với số lượng tiểu cầu ổn định. Tuy nhiên, nếu trước đó mèo đã từng bị chảy máu rất nhiều. Kết quả chẩn đoán sẽ cho thấy số lượng tiểu cầu của mèo đang bị giảm đi hoặc ở mức độ rất thấp.

Chẩn đoán của bác sĩ về chứng rối loạn đông máuCác chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ thú y

Chẩn đoán lâm sàng của bệnh rối loạn đông máu dựa trên một phép đo chi tiết. Nhằm xác định nồng độ của yếu tố von Willebrand huyết tương liên kết với kháng nguyên. Phương pháp sử dụng vết rạch cũng có thể sẽ được tiến hành để đo thời gian đông máu. Cụ thể, bác sĩ sẽ rạch ở niêm mạc miệng của mèo một vết thương nhỏ, đủ để máu chảy ra. Sau đó sẽ tiến hành kiểm tra thời gian vết thương được cầm lại nhờ có sự đông máu. Nếu quá thời gian quy định mà vết thương vẫn tiếp tục chảy máu. Khả năng rất cao là mèo đang gặp bất thường về sự đông máu.

Bác sĩ thú y cũng sẽ sử dụng máy phân tích chức năng của tiểu cầu. Nhằm kiểm tra tình hình máu một cách chi tiết. Các xét nghiệm chẩn đoán nhanh sẽ được tiến hành đồng thời để kiểm tra sự kết dính của tiểu cầu và thiếu hụt von Willebrand. Nếu thời gian kết dính tiểu cầu rất lâu, mèo có thể đồng thời mắc nhiều các rối loạn nghiêm trọng trong máu.

Điều trị rối loạn đông máu ở mèo

Đối với rối loạn đông máu, mèo cần được truyền máu tích cực để bổ sung phần huyết tương trước đó đã bị mất đi. Đầu tiên, bác sĩ thú y sẽ cho mèo xét nghiệm và tìm ra loại máu phù hợp với huyết tương của mình. Sau đó, nó sẽ được giữ lại bệnh viện để tiến hành liệu pháp truyền máu tươi, huyết tương tươi. Ngoài ra, mèo cũng sẽ được bổ sung chất kết tủa nhằm cung cấp von Willebrand cho máu.

Nếu mèo phải tiến hành phẫu thuật, nó sẽ được điều trị bằng liệu pháp thành phần. Bao gồm cả việc truyền chất kết tủa và huyết tương đông lạnh tươi. Tuy nhiên, quá trình truyền máu sẽ diễn ra liên tục khi thực hiện phẫu thuật. Vì đối với những chú mèo bị bệnh rối loạn đông máu, phần máu chảy tự do sẽ nhiều hơn so với những chú mèo có sự đông máu bình thường. Để đảm bảo hơn, bác sĩ thú y cũng có thể truyền máu trước cho mèo. Sau đó mới tiến hành phẫu thuật để ngăn không cho mèo bị xuất huyết.

Điều trị rối loạn đông máu ở mèoLiệu pháp thành phần cũng có thể sẽ được sử dụng cho cả những chú mèo không bị thiếu máu. Mục đích là để ngăn ngừa sự mẫn cảm và dung tích hồng cầu bị quá tải. Trường hợp mèo bị bệnh rất nặng, nó cần phải được truyền máu liên tục để kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng xuất huyết xảy ra. 

Mèo bị bệnh có nhất thiết phải điều trị hay không?

Hầu hết những chú mèo mắc bệnh rối loạn đông máu nhẹ hoặc trung bình. Nó chỉ cần được điều trị tối thiểu. Thậm chí, ngay cả khi không điều trị, chất lượng cuộc sống của nó vẫn sẽ diễn ra bình thường mà không bị ảnh hưởng.  

Riêng đối với những chú mèo bị bệnh nặng, nó cần phải được điều trị tích cực để duy trì mạng sống. Truyền máu để phẫu thuật hoặc truyền máu để kiểm soát bệnh ở giai đoạn chảy máu tự phát là rất cần thiết

Chăm sóc mèo bị bệnh vWD

Đối với những chú mèo bị chứng rối loạn đông máu. Bạn cần hạn chế hoạt động của chúng. Tùy vào tình trạng bệnh mà cách giới hạn cũng khác nhau. Những chú mèo bị bệnh nhẹ có thể sinh hoạt như những con mèo khỏe mạnh. Còn nếu mèo của bạn bị bệnh nặng, bạn cần hạn chế tối đa các hoạt động có thể khiến mèo bị thương. Ví dụ như leo trèo, chạy nhảy,.. Vì phần lớn những chú mèo bị bệnh nặng thì khả năng đông máu sẽ càng thấp. Mèo sẽ có nguy cơ mất máu rất nhiều nếu chúng bị chảy máu do các vết thương, chấn thương gây ra.

Bạn có thể cho mèo ở trong lồng tĩnh dưỡng trong suốt thời gian điều trị. Sử dụng dây để hạn chế khu vực hoạt động của mèo. Ra vào nhớ đóng cửa để mèo không tự ý rời nhà đi ra ngoài.

Trường hợp bác sĩ có hẹn lịch tái khám (chỉ những trường hợp cần thiết để theo dõi). Bạn nên đưa mèo đi tái khám, dù cho mèo không còn có các dấu hiệu của bệnh. Bác sĩ cần kiểm tra thời gian đông máu của mèo và xác định xem mèo đã hoàn toàn khỏe mạnh hay chưa. Trường hợp rối loạn đông máu ở mèo không có tiến triển tốt. Bác sĩ thú y có thể thay đổi phương pháp điều trị cho mèo.

Chăm sóc mèo bị bệnh vWDLời kết

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về chứng rối loạn đông máu mà Vpet.vn muốn chia sẻ với bạn. Mong rằng thông qua những thông tin bổ ích trên, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn trong quá trình nuôi và chăm sóc thú cưng của mình!

Xem thêm tại đây:

Thú cưng

Pet Care

Thú cưng

Tổng hợp

Thú cưng

Pet Wiki

Founder của Vpet.vn

Xin chào các bạn! Mình là Nguyễn Minh Tài - CEO đồng thời là người nghiên cứu phát triển hệ thống Vpet.vn. Tất cả nội dung được đăng tải trên Vpet.vn điều được chọn lọc kỹ lưỡng về nội dung và giá trị mang lại đến cho người đọc. Hãy ủng hộ Vpet và các dự án của mình nhé!