Trên thế giới, có rất nhiều chất động khác nhau có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo. Tuy là giống động vật kén ăn và khá kỹ tính, nhưng số lượng mèo bị ngộ độc lại gia tăng theo từng năm. Ngoài ra, ngộ độc cũng chính là căn bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như tính mạng của mèo. Hôm nay, Vpet.vn sẽ giới thiệu cho bạn 10 chất độc thường gặp nhất ở mèo nhé!!!
Vào năm 2006, có một bài báo nổi tiếng được đăng lên tạp chí thú y The Pet Poison Helpline và đã đưa ra một danh sách gồm 10 chất độc phổ biến nhất đối với mèo. Bài báo này được viết dựa theo các báo cáo đã được gửi đến Trung tâm Kiểm soát Chất độc Động vật tại Hoa Kỳ (ASPCA). Sau khi bài báo này được đăng tải, đã có rất nhiều những người nuôi thú cưng và cả nhưng bác sĩ ngành thú y đón nhận và hưởng ứng.
Bài viết đã mang đến cho các độc giả một cái nhìn chi tiết hơn về những chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo. Hầu hết, những chất độc trong danh sách này mèo đều có thể dễ dàng tiếp xúc trong môi trường sống hằng ngày.
Potpourri là từ ngữ xuất phát từ nước Pháp. Chúng có tên gọi là túi thơm khô hoặc túi hoa thơm. Potpourri là một chất tạo mùi thông qua hỗn hợp từ những nguyên liệu như lá khô, cành khô khác nhau. Những “con sen” thường sử dụng những gói dầu thơm Potpourri trong nhà.
Tuy nhiên, đây là một sản phẩm có chứa chất tẩy rửa cao. Những con mèo khi nuốt phải sẽ bị ăn mòn lớp niêm mạc của thực quản, cổ họng. Đây được biết đến là một loại tinh dầu có độc tính mạnh đối với những con mèo.
Venlafaxine hay còn có tên gọi khác là Effexor XR. Đây là một dạng thuốc hướng thần được dùng để điều trị chứng trầm cảm, lo lắng, chứng rối loạn lo âu xã hội và hoảng sợ. Đây là loại thuốc được kê đơn theo toa và chuyên dùng ở người. Trung tâm kiểm soát chất độc cho rằng chỉ cần mèo vô tình ăn phải một viên thuốc này. Nguy cơ cao chúng sẽ bị ngộ độc do thành phần trong thuốc gây ra.
Hoa huệ là một loại thực vật có họ Thùa (Agavaceae). Chúng có hình dáng giống như cây tỏi và thường được người Việt Nam chúng ta trưng bày vào các dịp lễ tết. Tuy là loại hoa được nhiều người yêu thích. Nhưng chúng lại cực kỳ nguy hiểm đối với mèo, thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong.
Tất cả những bộ phận trên thân cây đều có thể gây độc cho mèo. Khi lông của mèo tiếp xúc với phần phấn hoa, nguy cơ cao mèo sẽ bị ngộ độc. Vì mèo là giống động vật có thói quen liếm lông thường xuyên.
Thuốc diệt chuột là 1 trong 10 chất độc thường gặp nhất ở mèo. Đây được biết là một sản phẩm được dùng nhiều ở các gia đình Việt Nam. Loại thuốc này không chỉ gây hoại với chuột nhắt, chuột cống và những loại động vật gặm nhấm mà chúng còn có thể gây ngộ độc nguy hiểm cho những con mèo khi ăn phải.
Khi những con mèo vô tình ăn phải thuốc diệt chuột chống đông máu, các chất độc trong thuốc sẽ ngấm vào cơ thể và ngăn quá trình đông máu của mèo. Đồng thời sẽ gây ra vô số những triệu chứng nguy hiểm cho mèo. Nếu không được điều trị kịp thời, mèo có thể sẽ tử vong.
Những loại trang sức hoặc gậy đề phát ra một loại ánh sáng gây tò mò và thu hút sự hiếu kỳ của những con mèo. Trên thực tế, những sản phẩm này không gây hại một cách khủng khiếp cho những con mèo. Vì những sản phẩm này khá cứng nên sẽ gây ra nhiều khó khăn khi mèo nhai chúng.
Khi mèo ăn phải trang sức hoặc gậy này, cơ thể của mèo sẽ phản ứng với một loại hóa chất độc hại có tên là Dibutyl Phthalate. Sau khi phản ứng với hóa chất, cơ thể của mèo sẽ khó chịu và nôn mửa. Do đó, bạn cần quan sát và theo dõi mèo khi chúng có những dấu hiệu lạ. Đồng thời, bạn cũng nên đặt những sản phẩm này tránh xa mèo. Để có thể bảo vệ chúng trước tình trạng ngộ độc.
Permethrin là hợp chất tổng hợp nằm trong nhóm Pyrethroid, được chiết xuất từ một số loại thực vật họ cúc. Permethrin thường được sử dụng như một chất kiểm soát các côn trùng và sâu hại. Ngoài ra, sản phẩm của Permethrin cũng được sử dụng trong các sản phẩm tiêu diệt mũi.
Permethrin có thể ở dạng bột, chất lỏng, dạng xịt, dung dịch khí dung, … Thông thường, là một loại thuốc diệt ve và bọ chét được sử dụng phổ biến cho chó. Tuy nhiên, có thể những “con sen” đã nhầm lẫn và sử dụng cho mèo. Gây ra tình trạng ngộ độc cho mèo.
Tuy nhiên, Permethrin không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của mèo. Vì chúng thường độc hại hơn khi sử dụng cho côn trùng. Tuy nhiên, đây là chất độc mà các “con sen” dùng để diệt trừ côn trùng trong nhà. Nên những con mèo có nguy cơ bị ngộ độc khi hít phải.
Cũng tương tự như Nsaids, Acetaminophen là loại thuốc hỗ trợ hạ sốt và giảm đau. Tuy nhiên đây là loại thuốc phổ biến ở người và ít sử dụng trong thú y, đặc biệt là sử dụng cho mèo. Vì đây là loại thuốc có thể gây ngộ độc cho mèo nếu không sử dụng đúng bệnh và đúng liều lượng. Ngoài ngộ độc, mèo có thể phát triển các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
Amphetamines là một chất kích thích có tác dụng giúp tỉnh táo và hỗ trợ tập trung. Đồng thời thuốc còn hỗ trợ giảm sự mệt mỏi và thèm ăn. Đây là một loại thuốc được sử dụng ở người và kê toa theo toa. Nếu như mèo ăn phải thuốc này thì sẽ cực kỳ nguy hiểm. Thành phần của thuốc sẽ kích thích não bộ của mèo đồng thời khiến mèo bị ngộ độc.
Thuốc chống viêm không Steroid là loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt, và không có cấu trúc Steroid. Đây còn là một loại thuốc giảm đau ngoại vi và không có tác dụng gây nghiện.
Loại thuốc này trong ngành thú y thường được sản xuất dành riêng cho chó và không được sử dụng nhiều ở mèo vì chúng khá nhạy cảm. Có nhiều người nuôi thú cưng sử dụng thuốc này với mục đích hỗ trợ sức khỏe cho mèo. Tuy nhiên, họ không biết rằng đây là một loại thuốc không được tự ý dùng cho mèo vì chúng có khả năng gây ngộ độc.
Các loại thuốc diệt côn trùng hiện nay trên thị trường đa số đều có thể gây độc cho mèo. Chúng ta thường có sử dụng các thuốc diệt côn trùng dạng xịt trong nhà. Vì đây là cách nhanh chóng và ít gây ra ngộ độc cho con người. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng thuốc diệt côn trùng trong nhà nhưng vô tình mèo hấp thụ một lượng lớn thuốc. Rất có thể mèo của bạn sẽ bị ngộ độc và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Trên đây là top 10 chất độc thường gặp ở mèo và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của chúng. Nếu bạn nghi ngờ hoặc có bằng chứng cho thấy mèo của bạn đã ăn hoặc tiếp xúc với chất độc, hãy đưa mèo đến cơ sở thú y càng sớm càng tốt để chúng được hỗ trợ điều trị.
Nhiều chất độc có thể có tác dụng nhanh với mèo chỉ sau vài tiếng đồng hồ. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm là nhân tố quyết định cho sự sống còn của mèo.
Lời kết:
Trên đây là những thông tin về 10 chất độc thường gặp nhất ở mèo mà Vpet.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về mèo. Đồng thời cũng sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc các “hoàng thượng”. Đừng quên theo dõi Vpet.vn để biết thêm nhiều thông tin về các giống thú cưng trên thế giới nhé!!!
Xem thêm tại đây:
Xin chào các bạn! Mình là Nguyễn Minh Tài - CEO đồng thời là người nghiên cứu phát triển hệ thống Vpet.vn. Tất cả nội dung được đăng tải trên Vpet.vn điều được chọn lọc kỹ lưỡng về nội dung và giá trị mang lại đến cho người đọc. Hãy ủng hộ Vpet và các dự án của mình nhé!