Cần cẩn trọng về các bệnh lý ở chó có khả năng lây sang người

Chăm sóc | 25/05/2021

Chó là loài động vật sống gần gũi với con người. Chúng được xem là một người bạn có nhiều tình cảm. Do vậy, chúng rất được người nuôi cưng chiều âu yếm. Tuy nhiên, chó cũng được biết là loại động vật có khả năng lây nhiễm bệnh sang cho người rất cao. Có rất nhiều bệnh lý nguy hiểm lây lan từ chó sang người. Trong bài viết hôm nay, Vpet.vn sẽ cung cấp cho bạn các bệnh lý ở chó có khả năng lây sang người.

Bệnh dại ở chó

Bệnh dại là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm ở chó. Khi đã mắc bệnh dại thì gần như chú chó đã có dự đoán chắc chắn về cái chết. Đây là một căn bệnh không có thuốc điều trị ở chó. Nghiêm trọng hơn, đây là một căn bệnh lây nhiễm sang cho người. Bạn đừng chủ quan vì nghĩ chú chó đã được tiêm phòng thì không mắc bệnh. Vaccine chỉ có tác dụng khoảng 95% nên bạn tuyệt đối không chủ quan. Nếu không sẽ có hậu quả nghiêm trọng.

Bệnh dại ở chóMặc dù người bệnh có thể được chữa trị nếu được tiêm vaccine kịp thời nhưng vẫn rất lo lắng. Chính vì vậy, bạn không nên tiếp xúc quá thân mật với chó. Hạn chế trường hợp nước bọt của chó dính vào cơ thể của bạn. Biện pháp hữu hiệu nhất chính là cho chó đi tiêm phòng vaccine phòng bệnh và theo dõi sức khỏe định  kỳ. 

Bệnh giun sán ở chó

Bệnh giun đũa ở chó

Bệnh giun đũa do giun đũa ký sinh trong cơ thể chó gây ra. Bệnh thường được bắt gặp ở tất cả các độ tuổi ở chó. Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là đối với chó nhỏ. Khi chú chó được 3 tháng tuổi thì phải tiến hành tẩy giun lần đầu tiên cho chó. Sau đó hằng năm thì cứ tẩy giun 1 - 2 lần để hạn chế sự phát triển của giun.

Bạn có thể phòng ngừa được bệnh này bằng cách giữ gìn vệ sinh thật tốt. Khi tiếp xúc với chó thì nên rửa tay sạch sẽ cả trước và sau khi tiếp xúc. Đảm bảo thức ăn cho chó đều có nguồn gốc an toàn và rõ ràng. Hạn chế cho chó tiếp xúc với những nơi không vệ sinh và ăn các loại thức ăn không rõ nguồn gốc. 

Bệnh sán lá ở chó

Bệnh sán lá chó có thể lây lan cho người nếu thường xuyên tiếp với và sinh hoạt chung. Đây là bệnh do ký sinh trùng Toxocara canis gây ra. loài sán là này có trong phân của chó bị bệnh. Sau khi được giải phóng ra môi trường sẽ bám vào các vật thể thực vật hoặc đất. Khi gặp điều kiện thích hợp thì nó sẽ ký sinh vào cơ thể người.

Bệnh giun sán ở chóTrong quá trình vuốt ve hoặc tiếp xúc với chó thì người bệnh có thể bị nhiễm sán lá trực tiếp từ chó.Hoặc có thể ăn phải các loại thực phẩm có chứa ấu trùng sán. Sau khi tiếp xúc và xâm nhập vào cơ thể người thì 5 tháng sau, các ấu trùng này sẽ phát triển và gây bệnh cho người. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà biểu hiện ở bệnh cũng khác nhau. Bạn nên thực hiện phòng tránh bằng việc ăn chín uống sôi và khử khuẩn sạch sẽ khi tiếp xúc với chó. 

Các loại ký sinh trùng của chó

Ký sinh trùng gây tiêu chảy

Những loại ký sinh trùng chó có thể lây nhiễm vào cơ thể người để gây ra hiện tượng tiêu chảy. Đặc biệt là các loại sán lá gan như Hepatica hoặc Gigantica Fasciola do loài giun xoắn Trichinella Spiralis gây ra. Trong quá trình sinh hoạt cùng với chó, con người đã bị các loại giun này ký sinh vào cơ thể.Bệnh mặc dù không nghiêm trọng nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của con người. 

Khi mắc bệnh, người bệnh thường đau ở vùng hạ sườn phải kèm theo các biểu hiện sốt. Một vài người có thể bị trương bụng to dần và bị sưng. Nghiêm trọng hơn, khi các ấu trùng phát triển có thể gây ra đau vùng thượng vị ở người. Tần suất đi ngoài cũng  tăng lên. Cơ thể mệt mỏi và kiệt sức vì mất nước. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 

Các loại ký sinh trùng của chóKý sinh trùng gây dị ứng

Những chú chó có dấu hiệu bị nổi mề đay hoặc bị ngứa là một biểu hiện rõ ràng cho chó bị ký sinh trùng gây dị ứng xâm nhập. Nếu người không đề phòng thì các ấu trùng có thể lây lan sang người mà không hề biết. Những người từng bị nhiễm sán lá gan thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 25% so với những người còn lại. Nếu người tiếp xúc với chó bị bệnh quá thường xuyên thì cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. 

Các loại ấu trùng này xâm nhập vào cơ thể người sẽ làm cho da bị nổi ngứa hoặc sưng đỏ. Sau đó, độc tố từ ký sinh trùng sẽ khiến cho người nuôi bị  ngứa dữ dội hơn, nếu gãi thì sẽ bị lở loét. Cần phải được điều trị kịp thời để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. 

Ký sinh trùng về thần kinh

Bệnh từ chó lây sang cho người có triệu chứng thần kinh thông qua các loại ấu trùng của một số loại giun sán. Vì các ấu trùng này có khả năng xâm nhập vào mạch máu và ký sinh định vị lên mô não. Tùy thuộc vào số lượng ấu trùng và hệ miễn dịch của có thể mà các dấu hiệu lâm sàng cúng khác nhau. Vì ký sinh ở não nên ấu trùng thường gây ra các triệu chứng như đau đầu, động kinh, yếu và liệt chi hoặc hôn mê…

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới những bệnh lý nguy hiểm ở chó như ghẻ Demodex, Parvo,Lepto hoặc Care. Đây là những bệnh lý có thể gây tử vong cao ở chó. Bạn nên tìm hiểu cách phòng ngừa bệnh và bảo vệ chú chó không bị nhiễm bệnh. Đồng thời, bạn phải đảm đảm ký sinh trùng không lây sang người bằng các biện pháp vệ sinh hoặc kiểm tra y tế. 

Cách phòng ngừa lây bệnh

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho chó là một biện pháp vừa đơn giản vừa dễ thực hiện. Bạn nên thực hiện tắm chó 1 - 2 lần mỗi tuần. Thường xuyên dọn vệ sinh nơi sinh hoạt và khử khuẩn, tẩy trùng. Đảm bảo nơi ở của chó được khô thoáng cũng ngăn cho vi khuẩn không phát triển. Từ đó người cũng giảm nguy cơ lây bệnh hơn. 

Cách phòng ngừa lây bệnhBạn nên đưa chó đi tiêm phòng vaccine các loại bệnh có thể phòng ngừa. Điều này sẽ giúp bạn yên tâm hơn và chú chó được bảo vệ tốt hơn. Chế độ dinh dưỡng và ăn uống cũng cần được chú trọng. Chỉ cho chó ăn các loại thực phẩm nấu chín và có nguồn gốc rõ ràng. Hạn chế những tiếp xúc không cần thiết với chó và đưa chúng đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên. 

Lời kết

Rất nhiều bệnh lý ở chó có thể lây nhiễm và gây nguy hiểm cho con người. Cần phải thực hiện các biện pháp phòng tránh phù hợp để chú chó không bị bệnh. Từ đó, làm giảm nguy cơ lây bệnh cho người. Hy vọng những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ hữu ích với bạn. 

Xem thêm tại đây:

Thú cưng

Pet Care

Thú cưng

Tổng hợp

Thú cưng

Pet Wiki

Founder của Vpet.vn

Xin chào các bạn! Mình là Nguyễn Minh Tài - CEO đồng thời là người nghiên cứu phát triển hệ thống Vpet.vn. Tất cả nội dung được đăng tải trên Vpet.vn điều được chọn lọc kỹ lưỡng về nội dung và giá trị mang lại đến cho người đọc. Hãy ủng hộ Vpet và các dự án của mình nhé!