Khi truyền dịch cho chó cần lưu ý những điều gì?

Chăm sóc | 25/05/2021

Việc truyền dịch cho chó mèo thường được thực hiện ở các bác sĩ thú y. Nhiều  người nuôi nghĩ rằng việc này rất đơn giản. Nhưng thực chất, đây là một công việc đòi hỏi chuyên môn cao. Đặc biệt là truyền dịch qua tĩnh mạch, đòi hỏi bác sĩ cần có kỹ thuật tốt mới có thể thực hiện được. Trong bài viết dưới đây, Vpet.vn sẽ cung bạn tìm hiểu về cách truyền dịch tĩnh mạch cho chó. 

Thế nào là truyền dịch tĩnh mạch cho chó?

Tĩnh mạch còn được gọi là ven, là các mạch máu vận chuyển máu từ các mao mạch trở về tim. Vị trí của tĩnh mạch thường chạy dọc theo các chi và xương sống của chó. Truyền dịch được thực hiện tại các vị trí như cổ chân trước hoặc mặt ngoài chân sau. Rất hiếm các trường hợp truyền dịch tĩnh mạch ở cổ của chó. 

Thế nào là truyền dịch tĩnh mạch cho chó?Bác sĩ sẽ sử dụng ống tiêm gắn với dung dịch cần truyền. Sau khi cố định cơ thể của chó đứng yên hoặc nằm, thì hướng phần da lên để tìm tình mạch. Nếu gặp khó khăn trong việc tìm tĩnh mạch thì có thể sử dụng các loại băng garo để hỗ trợ. 

Tác dụng của truyền dịch tĩnh mạch ở chó

Việc tiêm tĩnh mạch ở chó là nhằm mục đích bù đắp nhanh chóng khoảng chất dinh dưỡng hoặc lượng nước thiếu hụt. Nếu chú chó bị các bệnh về đường máu như thiếu máu, đi ngoài ra máu, nôn ra máu thì có thể truyền máu qua tĩnh mạch để bổ sung. Tương tự với trường hợp chó bị mất chất điện giải hoặc giải độc. 

Những bệnh lý khiến cơ thể chó suy nhược nhanh thường phải dùng phương pháp truyền tĩnh mạch để bù đắp. Cơ thể sẽ hấp thụ nhanh chóng các khoáng chất và dinh dưỡng được đưa vào. Thời gian truyền tĩnh mạch cũng được xem là lúc để cơ thể của chó được nghỉ ngơi và phục hồi. 

Nếu chú chó gặp khó khăn trong việc uống thuốc thì đây là một cách hữu hiệu. Dung dịch thuốc sẽ được truyền trực tiếp vào máu của chó. Thuốc theo các mạch máu truyền đến khắp cơ thể. Thuốc được phát huy tác dụng rất nhanh mà các cơ quan cũng được phục hồi nhanh chóng vì chó ở yên một chỗ. 

Việc truyền thuốc qua tĩnh mạch cũng giúp cho hệ tiêu hóa của chó được ổn định hơn. Đối với những chú chó không thích uống thuốc thì truyền thuốc như vậy sẽ thích hợp hơn. Chú chó không bị khó chịu và không bị nôn ra. Thuốc được giữ nguyên tính chất và đưa thằng vào cơ thể chó mà không có sự phản kháng nào.  

Những biến chứng nếu thực hiện sai cách truyềnNhững biến chứng nếu thực hiện sai cách truyền

Chú chó có thể bị hạ nhiệt độ nhanh chóng hoặc hạ huyết áp nếu tốc độ truyền dịch quá nhanh. Một số chú chó còn gặp tình trạng sốc phản vệ nếu lượng dịch được truyền ồ ạt cơ thể. Thông thường, bác sĩ sẽ được vào tình trạng thực tế của chú chó để điều chỉnh tốc độ dịch truyền. Trong trường hợp, chó được truyền nhiều khoáng chất điện giải hơn lượng cần thiết thì chó sẽ bị rối loạn điện giải. Lúc này nhịp tim của chó tăng nhanh bất thường và chó có biểu hiện mệt mỏi.

Nếu trong quá trình truyền dịch chó không được lấy ven đúng cách thì tại vị trí truyền sẽ bị sưng. Một số trường hợp chó còn có thể bị chảy máu. Cơ thể của chó bắt đầu bị phù nề và xuất hiện triệu chứng suy hô hấp. Nghiêm trọng hơn, chú chó có thể bị suy tim nếu chú chó từng bị bệnh về tim mạch.

Nếu chó truyền máu qua tĩnh mạch thì phải đảm bảo đó là lượng máu sạch. Vì khi máu đi trực tiếp vào cơ thể nhiễm bệnh thì chó có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Các loại virus, vi khuẩn có trong máu bệnh sẽ xâm nhập trực tiếp vào cơ thể của chó. Có rất nhiều bệnh lý lây lan qua sự tuyền dịch tĩnh mạch. 

Trong trường hợp thực hiện đúng cách thì chú chó vẫn có nguy cơ bị các triệu chứng như viêm tĩnh mạch, hô hấp khó khăn. Một vài trường hợp nghiêm trọng thì chú chó sẽ bị nhiễm trùng máu hoặc teo tế bào não. Cần phải theo dõi và giám sát quá trình truyền máu ở chó để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra. 

Lưu ý khi truyền dịch tĩnh mạch cho chó

Khi thực hiện tiêm thì người thực hiện chỉ tiêm 1 phần 3 của ống kim. Mũi tiêm cần được cắn chính xác vào tĩnh mạch. Dùng băng y tế để cố định đầu tiêm để truyền dịch. Trong quá trình thực hiện cần cố định chú chó ở vị trí cố định. Không cho chú chó di chuyển  qua lại sẽ khiến việc tiêm không chính xác. Nên dùng garo nếu không tìm thấy được tĩnh mạch của chó. Và điều chỉnh tốc độ dịch truyền vừa phải.

Nên xem xét khả năng phân giải chất của những chú chó lớn tuổi. Thông thường, trong trường hợp chó quá lớn tuổi thì chức năng phân giải của chó không hoạt động hiệu quả. Lượng chất truyền vào cơ thể nhanh hơn quá trình cơ thể thực hiện phân giải. Nếu chú chó không có khả năng phân giải thì không nên thực hiện truyền dịch cho chó. Nếu chú chó đang gặp các vấn đề về tim hoặc phổi thì tốt nhất không truyền dịch tĩnh mạch. 

Lưu ý khi truyền dịch tĩnh mạch cho chóCần phải kiểm tra cẩn thận trước khi thực hiện truyền dịch cho chó. Nếu chú chó bị sốt do nhiễm trùng thì không thực hiện truyền dịch tĩnh mạch. Điều này là giảm nguy cơ có bị các biến chứng khác trong quá trình truyền dịch. Lượng thuốc truyền vào cơ thể phải được tính toán để phù hợp với chú chó. Nếu dư lượng thuốc quá nhiều sẽ khiến cho chú chó bị sốc thuốc. 

Lời kết

Truyền dịch tĩnh mạch cho chó là một việc đòi hỏi cần có kỹ năng và kiến thức. Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện công việc này nhưng nếu bạn biết về nó thì sẽ tốt hơn. Bạn có thể chăm sóc chú chó của mình tốt hơn. Hy vọng những thông tin vừa cung cấp sẽ hữu ích với bạn. 

Xem thêm tại đây:

Thú cưng

Pet Care

Thú cưng

Tổng hợp

Thú cưng

Pet Wiki

Founder của Vpet.vn

Xin chào các bạn! Mình là Nguyễn Minh Tài - CEO đồng thời là người nghiên cứu phát triển hệ thống Vpet.vn. Tất cả nội dung được đăng tải trên Vpet.vn điều được chọn lọc kỹ lưỡng về nội dung và giá trị mang lại đến cho người đọc. Hãy ủng hộ Vpet và các dự án của mình nhé!